Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

CHIẾN DỊCH LÀM CHO THẾ GIỚI SẠCH HƠN NĂM 2021

01:04 03/10/2021

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số 5727/BTNMT-TTTNMT ngày 17 tháng 9 năm 2021 đề nghị các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn đảm bảo thiết thực, hiệu quả, vừa thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19 vừa bảo vệ môi trường.
Ngày 27/9/2021 UBND tỉnh An Giang có công văn số 1059/UBND-KTN về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021.

 

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 03 của tháng 9 hằng năm nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường. Hiện nay, tại Việt Nam, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cả nước đang tập trung tối đa các nguồn lực vào công tác phòng, chống để đẩy lùi dịch bệnh. Để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch được thiết thực, hiệu quả, qua đó thực hiện tốt mục tiêu vừa ưu tiên phòng, chống dịch COVID-19 vừa bảo vệ môi trường, Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo xây dựng kế hoạch số 227/KH-BQL ngày 28/9/2021 về về Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021, bao gồm các hoạt động cụ thể như sau:
        1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của viên chức, người lao động đơn vị và cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn. 
        Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông khó phân hủy sử dụng một lần đối các khu, điểm du lịch, môi trường và sức khỏe con người; các chương trình thu gom, xử lý rác thải nhựa; cách thức, ý nghĩa của việc thu gom, phân loại chất thải tại nguồn, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
       2. Thực hiện tốt Kế hoạch số 556/KH-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh An Giang và các chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn. 
        Thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn rác thải nhựa xung quanh điểm di tích và tại nơi làm việc.
        Bố trí các trang thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường.
       Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các điểm di tích.
        3.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ cảnh quan, môi trường tại các điểm di tích văn hóa Óc Eo. 
       Cử các tổ bảo vệ được phân công nhiệm vụ tại các điểm di tích hàng ngày chủ động kiểm tra công tác giữ gìn vệ sinh tại các điểm di tích bao gồm: Di tích Gò Cây Thị AB, Di tích Linh Sơn Nam, Di tích Giồng Cát, Di tích Gò Sáu Thuận và di tích Gò Tháp An Lợi (Tri Tôn).
        Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động VC, NLĐ đơn vị về những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường như là: Giữ gìn cây xanh; Rút các phích khỏi ổ cắm khi không còn sử dụng; Sử dụng các sản phẩm tái chế; Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng; Từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilong khó phân hủy; Mua những đồ tiết kiệm điện năng; Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên; Sử dụng năng lượng sạch.

 

Việt Nam chúng ta là một trong hơn 180 quốc gia tích cực hưởng ứng Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn” diễn ra hàng năm. Thông qua các hoạt động thiết thực, Việt Nam khẳng định quyết tâm “Cùng hành động để thay đổi thế giới”, xây dựng môi trường sống xanh để phát triển bền vững.

BTV

các tin khác