Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “VĂN HÓA ÓC EO” TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG

04:41 10/03/2021

Sáng ngày 10 tháng 3 năm 2021, Giám đốc Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo – Ông Nguyễn Hữu Giềng đã có buổi báo cáo trước tập thể viên chức, giáo viên và học viên các lớp Trung cấp lý luận chính trị tại trường chính trị Tôn Đức Thắng về các nội dung liên quan đến văn hóa Óc Eo.

Toàn cảnh buổi báo cáo chuyên đề tại trường chính trị Tôn Đức Thắng

Trong buổi báo cáo, ông Nguyễn Hữu Giềng với cương vị là nhà quản lý trực tiếp văn hóa Óc Eo An Giang đã thông qua ba chuyên đề chính, cụ thể là:
Chuyên đề 1: Văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, trong đó trình bày về sự hình thành văn hóa Óc Eo ở Nam, lược khảo về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Óc Eo bao gồm đời sống sinh hoạt và hoạt động kinh tế (Nông nghiệp, các nghề thủ công, thương nghiệp), phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và nghệ thuật, giải trí. Ngoài ra, trong phần này ông Nguyễn Hữu Giềng cũng giới thiệu sơ bộ về các địa điểm di tích văn hóa Óc Eo tiêu biểu ở Nam Bộ, bao gồm: Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang), Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp), Khu di tích Bình Tả (Long An) và Khu di tích Gò Thành (Tiền Giang)
Sang chuyên đề 2 với nội dung là văn hóa Óc Eo ở tỉnh An Giang. Nội dung trước tiên là khảo lược di tích văn hóa Óc Eo ở tỉnh An Giang, sau đó giới thiệu một số các di tích văn hóa Óc Eo đã được xếp hạng như là Di tích cấp tỉnh Đá Nổi (Thoại Sơn), Di tích cấp tỉnh Gò Cây Tung (Tịnh Biên) và Di tích cấp Quốc gia Gò tháp An Lợi.
Cuối cùng là chuyên đề 3, một chuyên đề chuyên biệt về Khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê, An Giang, bao gồm phần trình bày về các hoạt động nghiên cứu khoa học ở Óc Eo – Ba Thê (Những nghiên cứu trước năm 1975, những nghiên cứu sau năm 1975), đặc điểm quần thể di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê bao gồm khu A là những di tích như là Di tích Linh Sơn Tự, Di tích Nam Linh Sơn Tự, Di tích Linh Sơn Bắc, Di tích Gò Sáu Thuận, Di tích Gò Út Trạnh, Di tích Gò Sáu Thàng và Khu B bao gồm các di tích: Di tích gò Óc Eo, Di tích Gò Cây Thị A, B và Di tích Gò Giồng Cát.
Đồng thời, trong buổi báo cáo ông Nguyễn Hữu Giềng còn trình bày sơ lược về công tác xây dựng hồ sơ để UNESCO công nhận quần thể di tích Óc Eo–Ba Thê là di sản thế giới bao gồm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tiêu chí đáp ứng của Óc Eo – Ba Thê chứng minh giá trị nổi bật toàn cầu.
Kết thúc buổi báo cáo, ông Nguyễn Hữu Giềng đã bày tỏ kỳ vọng và mong muốn các học viên của trường có thể hiểu đúng và góp phần tuyên truyền đúng văn hóa Óc Eo một cách rộng rãi cho quần chúng nhân dân, qua đó góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo của tỉnh nhà; đồng thời cũng trân trọng bày tỏ lời cảm ơn đến Trường chính trị Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện và phương tiện để Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo có thể tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền một cách hiệu quả nhất.

 

Xuân Minh

các tin khác