Nhà trưng bày:
Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.
+ Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00
Các điểm di tích:
Mở cửa tất cả các ngày trong tuần
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH
Phòng Quản trị và Du lịch
SĐT: 02963.878.156
Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn
09:49 14/08/2024
Vào ngày 10/8/2024, Công đoàn cơ sở Ban quản lý di tích Văn hóa Óc Eo đã tổ chức chuyến “Hành trình du khảo về nguồn” cho đoàn viên công đoàn tại khu di tích lịch sử, thắng cảnh Quốc gia Moso thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Chương trình được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho đoàn viên có điều kiện tham quan, học tập kinh nghiệm tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Kiên Giang; qua đó giúp cho đoàn viên có những giây phút thư giãn sau những ngày làm việc, tạo sự đoàn kết thống nhất trong đơn vị.
Tại Khu di tích lịch sử, thắng cảnh Quốc gia Moso tất cả đoàn viên đã được nghe thuyết minh về khu di tích Di tích lịch sử là một trong những thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang. Theo các nhà khảo cổ học Việt Nam, núi Mo So có hơn 20 hang lớn nhỏ, có những hang rất lớn chứa hàng nghìn người. Nhìn từ trên cao xuống, Mo So như hòn non bộ, có lạch nước chảy qua ngoằn ngoèo như bức tranh sơn thủy hữu tình. Từ xa nhìn vào, Mo So tựa dáng một con voi trắng khổng lồ hiền hòa nằm nghỉ ngơi bên hồ nước lớn. Theo tư liệu khảo cổ học Việt Nam, Mo So và nhiều núi đá vôi khác ở huyện Kiên Lương được hình thành vào khoảng 240 triệu năm trước. Phần chân núi còn để lại dấu ngấn nước biển lõm sâu vào vách đá, là dấu tích khoảng 4.000-5.000 năm trước Công nguyên. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi Moso còn là khu căn cứ của quân dân tỉnh Kiên Giang trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và nơi đây trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
Trong hành trình du khảo đoàn viên công đoàn đã đến viếng chứng tích ghi lại một trang lịch sử đau thương đồng thời là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của vùng đất biên giới Tây Nam “Bia căm thù”. Trên bia ghi “Ngày 14-3-1978, tại xã Mỹ Đức, bọn diệt chủng Pôn Pốt đã giết hại 130 người”. Tấm bia trước cửa di tích Thạch Động không mang màu sắc bi thương mà thể hiện sự mạnh mẽ, quật cường bằng hai phiến đá hình nắm đấm úp vào nhau và giơ lên trời. Tấm bia còn là lời nhắc về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
Ảnh: Duy Thanh |
Ảnh: Duy Thanh |
Ảnh: Khắc Nguyên |