Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

HỘI THẢO KHOA HỌC "KHU DI TÍCH ÓC EO - BA THÊ, NỀN CHÙA: KHAI QUẬT, NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ"

08:56 29/11/2019

Ngày 22/11/2019 tại UBND tỉnh An Giang đã diễn ra hội thảo cấp quốc gia "Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa: Khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị".
Hội thảo được tổ chức bởi Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam và UBND tỉnh An Giang với sự tham gia của quí vị đại biểu:
1. Ông Lê Văn Nưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang;
2. Bà Hoàng Thị Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;
3. PGS. TS Bùi Nhật Quang - Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam;
4. Ông Lê Văn Phước, Giám đốc Sở KHĐT tỉnh An Giang;
5. Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh An Giang;
6. GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Chủ nhiệm đề án;
7. PGS.TS Bùi Chí Hoàng - Phó chủ nhiệm đề án;
8. Ông Nguyễn Hữu Giềng - Giám đốc BQL Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.
Cùng với quí vị đại biểu, chuyên gia nghiên cứu, khách mời từ các tỉnh, Bảo tàng có viết tham luận và quan tâm đến Văn hóa Óc Eo đến tham dự.
Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu về Văn hóa Óc Eo và khảo cổ học đã trình bày các tham luận và nghiên cứu của mình, bao gồm:
- Di tích kiến trúc - những nhận thức ban đầu qua các địa điểm khai quật của Viện khảo cổ học;
- Đánh giá bước đầu giá trị tầng khảo cổ học khu vực chùa Linh Sơn An Giang (2017-2019) và các vấn đề.
- Góp phần nhận diện đô thị cổ Óc Eo từ kết quả nghiên cứu liên ngành: Viễn thám, công nghệ thông tin, địa vật lý - địa chất và khảo cổ học.
- Đồ gốm nước ngoài trong Văn hoá Óc Eo và một vài nhận thức mới về Văn hoá Óc Eo, tiếp cận từ nghiên cứu so sánh.
- Những hiện vật minh chứng cho sự tồn tại của lò thuỷ tinh ở khu vực Óc Eo.
- Một số định hướng bảo tồn quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê sau khai quật.
Cuối năm 2016, đề án "Nghiên cứu khu di tích Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (văn hoá Óc Eo Nam Bộ) được bắt đầu triển khai.
Căn cứ vào các kết quả khai quật và nghiên cứu được thực hiện trong thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỉ XXI, trong địa bàn rộng lớn mà nền văn hoá Óc Eo lan toả, hai vị trí hết sức quan trọng được xác định là:
(1) Khu di tích Óc Eo - Ba Thê An Giang được xác định là một đô thị/ cảng thị, một trung tâm kinh tế - văn hoá lớn của Văn hoá Óc Eo - Phù Nam.
(2) Khu di tích Nền Chùa Kiên Giang được xem như một tiền cảng quan trọng, là nơi xuất nhập các loại hàng hoá cho đô thị cổ Óc Eo và các thị tứ thời bấy giờ trong vùng tứ giác Long Xuyên.
Mục tiêu quan trọng của đề án là tập trung khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa, trên cơ sở đó nghiên cứu so sánh làm rõ hơn các giá trị khoa học của Văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ, đồng thời cung cấp những cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị cũng như luận cứ cho công tác xây dựng hồ sơ khoa học đề cử Unesco xem xét công nhận vùng không gian văn hoá Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa là Di sản Văn hoá Thế giới trong thời gian sắp tới./.
 

 

 
 
 

Nguyễn Xuân Minh

các tin khác