Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG DI TÍCH VÀ DI CHỈ QUỐC TẾ ĐẾN KHẢO SÁT KHU DI TÍCH KHẢO CỔ ÓC EO – BA THÊ THEO QUY TRÌNH TẬP TRUNG UPSTREAM PROCESS.

09:24 22/11/2023

 Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 11 năm 2023, được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo đã phối hợp với các cơ quan chức năng và các nhà khoa học Việt Nam tổ chức tiếp đón đại diện tổ chức Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) đến Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê thực hiện khảo sát theo quy trình tập trung - Upstream Process.

Ông Nguyễn Hữu Giềng phát biểu tại chương trình tiếp đón

 

Các chuyên gia được ICOMOS cử đến gồm có Tiến sĩ Christophe Sand, người New Calédonia và Tiến sĩ Shaiful Shahidan, người Malaysia. Tham gia tiếp đoàn khảo sát có ông Trần Đình Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa; Ông Nguyễn Hữu Giềng – Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo; Tiến sĩ Lê Thị Liên – Trưởng ban Đối ngoại Hội Khảo cổ học Việt Nam; Ông Phạm Sanh Châu – Phó Chủ tịch Trung tâm Á – Âu, Vương quốc Bỉ; Bà Phạm Thị Hường – Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng đại diện của UNESCO tại Hà Nội; Bà Nguyễn Thị Lan Hương – Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Thu Hoan – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam…

Quy trình tập trung – Upstream Process là quy trình đầu tiên trong việc xây dựng hồ sơ Di sản thế giới, Theo đó, các tổ chức như IUCN (đối với các di sản thiên nhiên) và ICOMOS (đối với các di sản văn hóa) sẽ cử chuyên gia đến thẩm định bước đầu. Như vậy, tiến sĩ Christophe Sand và tiến sĩ Shaiful Shahidan được ICOMOS cử đến khảo sát thực địa tại Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê đồng thời gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng dân cư địa phương. Đó là thẩm định bước đầu về giá trị nổi bật toàn cầu, về tính xác thực, tính toàn vẹn của Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, từ đó xác định về tính khả thi của di sản.

 

Đoàn khảo sát thực hiện khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo và các điểm di tích

Đoàn khảo sát thực hiện khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo và các điểm di tích

Đoàn khảo sát thực hiện khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo và các điểm di tích

Đoàn khảo sát thực hiện khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo và các điểm di tích

Đoàn khảo sát đã thực hiện khảo sát các hiện vật tại Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo và 10 điểm di tích được nêu trong báo cáo tóm tắt mà Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt gửi tới UNESCO. Đó là các di tích Gò Óc Eo, Gò Cây Thị A, Gò Cây Thị B, Gò Giồng Cát, Gò Giồng Trôm, Gò Sáu Thuận, Linh Sơn Nam, Linh Sơn Bắc, Gò Út Trạnh, Gò Sáu Thàng và mở rộng khảo sát di tích Lung Lớn. Đây là những di tích quan trọng tiêu biểu trong Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê.

Trao đổi tại các buổi thảo luận, đại diện đoàn khảo sát - chuyên gia Christophe Sand đánh giá cao tính xác thực và tính toàn vẹn của khu di tích. Theo quy định thì trong vòng 7 tuần sau khi khảo sát thực địa tại di sản, chuyên gia ICOMOS sẽ có báo cáo chính thức về việc này. Do đó, nếu khu di tích Óc Eo – Ba Thê được đánh giá tốt đối với cơ hội sở hữu danh hiệu Di sản thế giới thì UBND tỉnh An Giang sẽ tiến hành xây dựng và nộp hồ sơ trong thời gian sớm nhất có thể.

Đoàn khảo sát thực hiện khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo và các điểm di tích

Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê đã được UNESCO đưa vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới ngày 4/01/2022 trên trang web chính thức của UNESCO (số tham chiếu 6572)./.

Lê Hậu

các tin khác