Nhà trưng bày:
Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.
+ Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00
Các điểm di tích:
Mở cửa tất cả các ngày trong tuần
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH
Phòng Quản trị và Du lịch
SĐT: 02963.878.156
Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn
08:46 22/11/2023
Sáng ngày 17/11/2023, tại Hội trường UBND tỉnh An Giang, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm - VASS) phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa châu Á” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Viện Hàn lâm: TS. Phan Chí Hiếu - Chủ tịch Viện; TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện đồng thời là Chủ nhiệm đề án cấp quốc gia “Nghiên cứu khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa”. Về phía lãnh đạo tỉnh An Giang có TS. Lê Hồng Quang, Ủy viên BCH trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy An Giang; TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Lê Văn Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh; Bà Đinh Thị Việt Huỳnh, tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đại diện khách mời có Ông Trần Hồng Thái - thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Huỳnh Minh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Ông Phạm Quang Bản, Phó vụ trưởng, ban tuyên giáo Trung ương. Nhiều nhà khoa học có uy tín đã đến tham dự như GS.TS Nguyễn Văn Kim, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia; Các nhà khoa học đang công tác tại Viện Hàn lâm: PGS.TS Bùi Minh Trí, PGS.TS Lại Văn Tới, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi, TS. Nguyễn Quốc Sinh, PGS.TS Phạm Văn Dương, TS. Nguyễn Khánh Trung Kiên, TS.Nguyễn Quốc Mạnh…
Các nhà khoa học quốc tế từ các nước và vùng lãnh thổ: có 8 đại diện ở Đài Loan, Úc, Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều đại biểu tham dự trực tuyến. Cùng các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam đến từ các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế, các địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin về Hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai Đề án cấp quốc gia ghiên cứu khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa, đồng thời đề nghị các tư liệu, luận cứ khoa học cần được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận làm sáng tỏ thêm về vai trò, giá trị của Khu di tích Óc Eo - Ba Thê nói riêng, văn hóa Óc Eo Nam Bộ nói chung.
Ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Phát biểu chào mừng, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bày tỏ niềm vinh dự được tiếp đón nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham dự Hội thảo. Đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá văn hóa Óc Eo đồng thời là cơ sở khoa học xây dựng Hồ sơ di sản thế giới cho khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang mong muốn, các bộ, ban ngành Trung ương, các nhà khoa học tiếp tục quan tâm, ủng hộ công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Đặng Xuân Thanh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm, nêu bật những thành tựu quan trọng trong thực hiện đề án Nghiên cứu khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa “Kết quả nghiên cứu và những nhận định khoa học của Đề án là những bằng chứng khoa học quan trọng, là các nguồn tư liệu vật chất rất xác thực, cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng nội dung Hồ sơ di sản trình lên UNESCO, đặc biệt phù hợp với các Tiêu chí 2, 3 và 5 của UNESCO”, ông Thanh nói.
Quang cảnh Hội thảo
|
Quang cảnh Hội thảo
|
Hội thảo nhận được hơn 50 bài viết, trên cơ sở đó Ban tổ chức lựa chọn 49 bài viết đăng kỷ yếu. Nội dung thảo luận trong hội thảo sẽ tập trung vào 5 chủ đề: Chủ đề 1: Tổng kết, đánh giá kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang) giai đoạn từ năm 2017-2020; Chủ đề 2: Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam trong bối cảnh lịch sử, văn hóa Đông Nam Á và Châu Á; Chủ đề 3: Mạng lưới hải thương quốc tế và vai trò của đô thị cổ Óc Eo trong bối cảnh đô thị cổ ở Đông Nam Á và Châu Á trước thế kỷ X; Chủ đề 4: Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích Óc Eo - Ba Thê; Chủ đề 5: Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo - Ba Thê. Kết quả của Hội thảo dự kiến sẽ cung cấp thêm nhiều tư liệu khoa học mới, đặc biệt là những nhận định mới mang tính học thuật về lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo, đô thị cổ Óc Eo, nhất là các vấn đề liên quan đến vương quốc Phù Nam trong lịch sử…Đây là những vấn đề khoa học quan trọng góp phần thiết thực và hiệu quả cho quá trình nghiên cứu xây dựng Hồ sơ di sản đề cử Khu di tich Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Hội thảo dự kiến tổ chức 1 ngày với 5 phiên, 17 tham luận của các diễn giả. Hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật có ý nghĩa quan trọng, qua đó, các chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế có cơ hội chia sẻ, thảo luận về nhiều vấn đề. Những tri thức và bài học thực tiễn được chia sẻ tại Hội thảo là nguồn tham khảo có giá trị, mở ra hướng nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện hơn về văn hóa Óc Eo góp phần bảo tồn và phát huy của Khu di tích khảo cổ học quan trọng và có nhiều giá trị./.
Lê Hậu