Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

ỨNG DỤNG MÃ PHẢN ỨNG NHANH “QR CODE” TRONG THIẾT KẾ THÔNG TIN CHI TIẾT HIỆN VẬT PHỤC VỤ KHÁCH THAM QUAN

10:27 22/02/2021

              I. GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam hiện có hơn 120 bảo tàng, một con số không nhỏ so với các quốc gia trên thế giới. Ngoài chức năng trưng bày, giới thiệu hiện vật hoặc các bộ sưu tập, hệ thống bảo tàng còn là nơi nghiên cứu, tìm hiểu của giới chuyên môn, là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch.
Trong Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo tàng được định nghĩa “là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân”.
Thực hiện theo chủ trương đó, Nhà nước đã chú trọng vấn đề phát huy giá trị di sản và đầu tư xây dựng các bảo tàng, từ đó thúc đẩy du lịch phát triển. Thực tế cho thấy bảo tàng là một trong những điểm tham quan cần thiết của du khách quốc tế khi viếng thăm một đất nước hay tìm hiểu một thành phố trên đất nước đó. Chính vì vậy, rất nhiều bảo tàng được Nhà nước tập trung đầu tư với quy lớn, kể cả hệ thống bảo tàng quốc gia như: Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Quân sự Việt Nam và các bảo tàng địa phương. Gần đây nhất, Bảo tàng Quảng Ninh cũng được đầu tư với số vốn lớn và hình thức kiến trúc của tòa nhà được nhiều người đánh giá là đẹp nhất hiện nay.
Không những thế, các cơ quan quản lý văn hóa cũng xây dựng định hướng “phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”, do đó hệ thống các bảo tàng tại Việt Nam đã có sự thay đổi trong cách quản lý cũng như hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách du lịch. Sự thay đổi tích cực đó bước đầu đã được ghi nhận qua việc năm 2013, 03 bảo tàng Việt Nam gồm Bảo tàng Dân tộc học; bảo tàng Phụ nữ; bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được bình chọn vào danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á. Cụ thể, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng thứ 5 trong danh sách; bảo tàng Dân tộc học đứng thứ 6 và bảo tàng Phụ nữ đứng thứ11.
Ngoài ra, bảo tàng Phụ nữ còn 3 năm liên tiếp (2012, 2013, 2014) được trang web nổi tiếng về du lịch Tripadvisor bình chọn vào Top những điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Nhìn chung, điểm nổi bật nhất của các bảo tàng tại Việt Nam gần đây là hầu hết các bảo tàng đều có xu hướng chuyển từ “tĩnh” sang “động”. Gắn hoạt động của bảo tàng với những nhu cầu thiết thực của người dân, thậm chí theo đuổi mục đích kinh tế một cách chính đáng để duy trì sự tồn tại của bảo tàng.
Đây là thành công đáng mừng trong sự chuyển mình của hệ thống các bảo tàng tại Việt Nam, là tiền đề cho những thay đổi lớn hơn trong tương lai để sớm đưa các bảo tàng phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đang trong lộ trình phát triển và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Óc Eo, việc thay đổi để hòa nhập và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào việc trưng bày của bảo tàng đang là cơ hội cũng như thách thức đối với Nhà trưng bày Văn hóa Óc eo tỉnh An Giang. Việc làm thế nào để đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và thu hút công chúng đang là dấu hỏi lớn đối với các nhà quản lý văn hóa ở tỉnh An Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Có thể nói đến câu chuyện về bảo tàng Hà Nội đã được báo chí nhắc đến trong một thời gian dài, không chỉ bởi bảo tàng được đầu tư lớn song số lượng khách thăm quan vẫn còn hạn chế, mà còn bởi kiến trúc của bảo tàng thực sự ấn tượng không thua kém gì các bảo tàng trên thế giới hay như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (khoảng 150.000 lượt khách mỗi năm), bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam (khoảng 20.000 lượt khách mỗi năm).
Nước ta có rất nhiều loại bảo tàng: bảo tàng lịch sử, văn hóa; bảo tàng chuyên đề… từ cấp tỉnh đến Trung ương. Tuy nhiên, các bảo tàng hiện nay đang gặp tình trạng trưng bày những hiện vật tương đối giống nhau, cách sắp xếp, tổ chức cũng gần như nhau. Chính sự “thiếu màu sắc” hay sự trùng lặp về tư tưởng, mục tiêu là nguyên nhân dẫn đến việc các bảo tàng rơi vào tình trạng vắng khách.
Bảo tàng được xây dựng phải đáp ứng những nhu cầu của con người về không gian, ánh sáng, âm thanh… Ánh sáng không làm cho người ta tức mắt, âm thanh không làm người ta chói tai. Cùng là một hiện vật nhưng cách bài trí khác nhau dẫn đến những hiệu quả thị giác khác nhau. Và việc chúng ta truyền tải thông tin như thế nào đến du khách cũng làm nên điều khác biệt.
Gắn với thực tế của Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo, nơi đây chưa được tiếp cận rộng rãi với khách quốc tế, các gian trưng bày chưa thật sự có chất lượng, chất lượng ở đây là nội dung và cách trình bày, do đó khách du lịch có đến thăm quan cũng nhanh chóng cảm thấy nhàm chán, không đọng lại ấn tượng gì. Do đó, Nhà trưng bày cũng rơi vào tình trạng như hầu hết các bảo tàng khác tại Việt Nam đó là đều chật vật trong việc thu hút khách thăm quan.
Thành công nhất trong các bảo tàng ở Việt Nam phải kể đến Bảo tàng Dân tộc học với số lượng khách thăm quan trung bình khoảng 500.000 lượt mỗi năm, tuy nhiên cũng vẫn là một con số khiêm tốn. Vậy nhưng để có thể có được thành công đó, bảo tàng Dân tộc học cũng đã phải tìm tòi, đổi mới và mở rộng quy cũng như đa dạng hóa các gian trưng bày, sản phẩm của bảo tàng trong suốt nhiều năm.
TS. Nguyễn Văn Huy nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã từng nói “Nguyên nhân trước hết là do trình độ của cán bộ làm công tác bảo tàng còn hạn chế, ít có sự sáng tạo dẫn đến cách trưng bày không hấp dẫn, hơn nữa cách làm bảo tàng đã quá cũ là kiểu của 50-60 năm trước”.
Do đó, bài viết này đưa ra gợi ý nhằm cải thiện chất lượng trưng bày bằng cách ứng dụng mã phản ứng nhanh “QR Code” với mong muốn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách đến tham quan và tiết kiệm thời gian cho cán bộ làm công tác trưng bày.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định vấn đề, thực trạng của Nhà trưng bày Văn hóa Óc để trong công tác trưng bày và tuyên truyền qua đó đề ra giải pháp thay thế, thu hút du khách đến tham quan.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể          
  • Xác định các vấn đề cụ thể trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay.
  • Nêu ra cơ hội phát triển trong bối cảnh b ng nổ công nghệ 4.0.
  • Đề xuất thử nghiệm ứng dụng QR trong công tác trưng bày, ứng dụng tại gian trưng bày Tôn giáo.
1.3. Phạm vi bài viết
Bài viết được thực hiện tại Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo tỉnh n Giang, để đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn trong thời gian nghiên cứu ngắn, bài viết chỉ tập trung đối tượng là các hiện vật tại gian trưng bày Tôn giáo.
II. CƠ SỞ
2.1. Tìm hiểu về QR Code
QR là từ viết tắt của Quick Response (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”). Đây là một ma trận mã vạch có thể được đọc bởi máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. QR code gồm những module màu đen được xắp xếp ngẫu nhiên trong một ô vuông có nền trắng. Sự tổ hợp những module này mã hóa cho bất kì dữ liệu trực tuyến bao gồm: link dẫn đến trang web, hình ảnh, thông tin, chi tiết về sản phẩm, quảng cáo cho sản phẩm.
 
QR Code được phát triển để có thể đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh (smartphone).
2.2. Ứng dụng của QR Code      
QR Code có rất nhiều ứng dụng dành cho người d ng như là: Kiểm kê hàng hóa, thông tin sản phẩm, thông tin cá nhân trên card visit, lưu trữ UR , hoặc có thế sử dụng tại các bến xe bus, xe lửa, tàu điện ngầm: người sử dụng khi quét mã QR Code của bến xe sẽ biết thông tin về các chuyến xe.
Đặc biệt là đối với bảo tàng, QR Code cho phép du khách truy cập thông tin chi tiết bao gồm niên đại, tên gọi, xuất xứ của từng hiện vật một cách cụ thể.
2.3. Xu hướng dung QR Code từ 2010 đến nay
QR code được sử dụng khá phổ biến trên thế giới từ nhiều năm qua và được ứng dụng nhiều nhất trong việc nhận diện thương hiệu hoặc danh tính cá nhân. Hầu hết những nhãn mác thông tin dài dòng, tốn kém chi phí in ấn đều đã được thay thế bằng QR code. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì QR code chỉ mới được sử dụng ở phạm vi hạn chế.
Hiện nay, ứng dụng QR Code còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên nó đang ngày càng trở nên thông dụng và là xu thế mới của marketing thế giới (Fortin, 2011). Còn tại Việt Nam, hầu hết mỗi người đều sở hữu cho riêng mình một chiếc smartphone. Vì thế việc áp dụng QR Code là điều dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngoài hai màu đen trắng cơ bản, QR Code còn cho phép chúng ta tạo ra các mẫu có nhiều màu ấn tượng, để thu hút khách hàng hoặc du khách. Đồng thời còn có thể chèn logo vào để xác định đặc điểm nhận dạng.
III. XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM BỘ QR CODE DÀNH CHO GIAN TRƯNG BÀY TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
3.1. Giới thiệu chung về tôn giáo trong Văn hóa Óc Eo
Thay vì phải xem nội dung giới thiệu về tôn giáo trong Văn hóa Óc Eo trên phông ở độ cao hơn 2 mét, QR code giúp du khách có thể tìm hiểu thông tin một cách dễ dàng hơn bằng cách quét mã QR trên smartphone. 

Nội dung giới thiệu về tôn giáo trong Văn hóa Óc Eo (Tiếng Việt)

Nội dung du khách sẽ nhận được khi scan QR code 

 

3.2. Truy vấn thông tin một số hiện vật tring tủ 17 gian trưng bày tín ngưỡng – tôn giáo
Tình trạng hiện tại của các hiện vật trong tủ và thông tin về các hiện vật trong chú thích:

Các hiện vật hiện có trong tủ 17

Đây là những gì du khách có thể tiếp cận khi đến tham quan nhà trưng bày hiện nay.
Đặt trong trường hợp du khách có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn và số lượng du khách hôm đó tăng đột biến? Làm thế nào một hướng dẫn viên du lịch tại điểm có thể giải đáp thắc mắc cho tất cả khách du lịch cùng một lúc với yêu cầu của mỗi khách du lịch là khách nhau? Và trong trường hợp xấu nhất là hướng dẫn viên tại điểm không biết về thông tin đó?
QR Code có thể giải quyết tất cả vấn đề nêu trên.
Cụ thể là, trong tủ 17 có 08 hiện vật trên cơ bản là sẽ có 08 mã QR được đưa ra để giúp du khách truy vấn thông tin chi tiết về 08 hiện vật đó một các cụ thể và chính xác.

 

Tủ 17 với chú thích bằng các mã QR (Ảnh minh họa)

Khi scan vào một mã bất kì, du khách sẽ nhận được thông tin về một trong những hiện vật đang trưng bày trong tủ 17 với nội dung cụ thể, chi tiết kèm hình ảnh minh họa.
Nội dung du khách sẽ thấy khi scan QR code

IV. KẾT LUẬN
Việc áp dụng QR code vào trưng bày chính là sự lựa chọn tiến bộ và đón đầu công nghệ. Đây thậm chí còn là một sở thích mới của người d ng smartphone (có tới 47,100 kết quả trên Google cho từ khóa “tạo QR code”), những dòng chú thích dài dòng, tốn kém chi phí đều sẽ được thay thế bằng QR Code.

Nguyễn Xuân Minh

các tin khác