Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

KÝ KẾT KẾ HOẠCH PHỐI HỢP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH VĂN HÓA ÓC EO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2022 – 2030

10:16 17/11/2022

          Với mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh An Giang, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo đã phối hợp với UBND huyện Tri Tôn và UBND huyện Tịnh Biên thực hiện chương trình ký kết kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn 02 huyện giai đoạn 2022 - 2030.

          Trong không khí trang trọng và ấm cúng, ngày 10 tháng 11 năm 2022, tại UBND huyện Tri Tôn đã diễn ra buổi lễ ký kết kế hoạch phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Tri Tôn. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, ông Trần Minh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo phòng chuyên môn của Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo; đại diện lãnh đạo công an huyện; các phòng chuyên môn của UBND huyện: Văn hóa Thông tin, Tài nguyên môi trường, Kinh tế – hạ tầng, Trung tâm Văn hóa Thông tin; đại diện lãnh đạo các xã: Châu Lăng, An Tức, Ô Lâm, Cô Tô, Lê Trì, Núi Tô và thị trấn Ba Chúc.

Ông Nguyễn Hữu Giềng và ông Trần Minh Giang thực hiện nghi thức ký kết (huyện Tri Tôn)

          Theo Quyết định số số 2252/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 của UBND tỉnh An Giang về việc kiểm kê các di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh An Giang, trên địa bàn huyện Tri Tôn có 11 di tích đã được xếp hạng và kiểm kê đó là: Gò Tháp An Lợi, Hố thờ An Lợi, Gò Me – Gò Sành, Gò Pô sleang, Gò Chây Onh Đớt, Gò Đơm pô, Gò Thốt Nốt, Gò Som Sane, Tô An, Gò Băng Lê, Bãi Đá Chải. Trong số các di tích này, có di tích cấp quốc gia Gò Tháp An Lợi, di tích cấp tỉnh Hố thờ An Lợi.

Các đại biểu phát biểu trong buổi lễ ký kết (huyện Tri Tôn)

Các đại biểu phát biểu trong buổi lễ ký kết (huyện Tri Tôn)

Cũng theo tinh thần nêu trên, tại UBND huyện Tịnh Biên, ngày 11 tháng 11 năm 2022, đã diễn ra buổi lễ ký kết kế hoạch phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích Văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Tịnh Biên. Tham dự buổi lễ có ông Lâm Văn Bá, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo công an huyện, các phòng chuyên môn của UBND huyện: Văn hóa Thông tin, Tài nguyên môi trường, Kinh tế – hạ tầng, đại diện lãnh đạo các xã Thới Sơn, An Hảo, Tân Lợi, Vĩnh Trung, Núi Voi, Văn Giáo, An Nông.

Quang cảnh buổi lễ ký kết (huyện Tịnh Biên)

           Theo Quyết định số số 2252/QĐ-UBND ngày 23/9/2020 của UBND tỉnh An Giang về việc kiểm kê các di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh An Giang, trên địa bàn huyện huyện Tịnh Biên có 14 di tích đã được xếp hạng và kiểm kê đó là: Phum Crom Chăs, Gò Đầu Núi Bà Đội, Phum Kvao, Phum Cheang Reath, Phum Pror Lay Méas, Gò Prina, Hai Tuốl, Gò Voi Đồn, Gò Nesta, Gò Đề Mu, Gò Phum Mal, Gò Cà Hom, Gò Cây Tung, Voi Ông Tà; trong số các di tích này có di tích Gò Cây Tung đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Hữu Giềng và ông Lâm Văn Bá thực hiện nghi thức ký kết (huyện Tịnh Biên)

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên đã, đang và sẽ thực hiện trong tương lai có giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa và khoa học:

Giá trị về mặt lịch sử: Các di tích ở đây đều mang đặc điểm chung của nhóm cư dân cổ Tiền sử đầu tiên định cư trên địa bàn tỉnh An Giang để rồi cùng góp phần quan trọng tạo đà sản sinh nên nền văn hóa Óc Eo tiêu biểu ở Nam Bộ Việt Nam. Hầu như các di tích cổ ở Tri Tôn và Tịnh Biên có mối liên hệ chặt chẽ và đồng đại với các di tích ở Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Đặc biệt, di tích Gò Me – Gò Sành, Gò Băng Lê (huyện Tri Tôn) có những đặc điểm văn hóa tương đồng với di tích Gò Cây Tung (huyện Tịnh Biên), vốn được biết là một trong 04 chiếc nôi tạo nên nguồn cội của văn hóa Óc Eo (cùng với Giồng Nổi (Bến Tre)– Gò Ô Chùa (Long An) – Giồng Cá Vồ (thành phố Hồ Chí Minh).

Giá trị về mặt văn hóa: Các di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên mang những giá trị văn hóa cổ tiền sơ sử khá tiêu biểu trên vùng đất An Giang khoảng 2500 – 3000 năm. Từ việc thích nghi với môi trường mới cho đến khi phát triển rực rỡ, cư dân cổ tạo thành bản sắc văn hóa cổ Óc Eo – một nền văn hóa tiêu biểu ở miền Nam Việt Nam.

Giá trị về mặt khoa học: khẳng định chủ nhân của các di tích văn hóa cổ do chính những cư dân tiền sử Đông Nam Bộ đến khai quá, chinh phục và mở rộng cương vực. Đồng thời đây cũng là nơi canh tác và sinh sống của cư dân thời hậu Óc Eo trong bối cảnh các thành phố ven biển bị tàn phá do mực nước biển dâng cao.

Giá trị về mặt thẩm mỹ: kỹ thuật xây dựng kiến trúc, tạo tác mỹ thuật trên các mô típ, phong cách tượng cổ, đồ trang sức của nghệ thuật Hindu giáo và Phật giáo kết hợp với nghệ thuật cổ của cư dân nơi đây.

          Tuy nhiên, thực tế cho thấy các di tích văn hóa Óc Eo phân bố ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên hiện nay chưa được nghiên cứu khai quật nhiều. Các di tích được khai quật chủ yếu tập trung ở xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn) và ở xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên), ngoài ra trong thời gian gần đây đã tìm thấy nhiều di tích mới tại xã Châu Lăng và di tích Phú Cường (An Nông, Tịnh Biên)…Vì vậy, việc ký kết kế hoạch phối hợp quản lý, bảo vệ di tích Văn hóa Óc Eo với các huyện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh An Giang./.

Lê Hậu

các tin khác