Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

TỔ CHỨC HỘI THẢO “BẢO TỒN DI TÍCH VÀ DI VẬT VĂN HÓA ÓC EO Ở NAM BỘ”

02:57 30/12/2019

           Sáng ngày 27 tháng 11 năm 2019 Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang tổ chức hội thảo “Bảo tồn di tích và di vật văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ”.

Đến tham dự có 20 quý vị khách mời là các chuyên gia, nhà nghiên cứu về VHOE; Dưới sự chủ trì của: Thạc sĩ.Nguyễn Hữu Giềng – Giám đốc BQL Di tích Văn hóa Óc Eo và Thạc sĩ.Nguyễn Thị Hà – Giảng viên trường Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM;
Hội thảo hướng tới việc xác định và nhận diện giá trị cụ thể của văn hóa Óc Eo nói chung và di sản văn hóa Óc Eo An Giang nói riêng, nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của nền văn hóa này. Đồng thời, hội thảo tham vấn các ý kiến thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của các nhà khoa học, các nhà quản lý thuộc lĩnh vực khảo cổ học, văn hóa, lịch sử, bảo tồn, bảo tàng, du lịch. Đề xuất phương hướng bảo tồn và phát triển bền vững các loại hình di sản văn hóa Óc Eo ở An Giang trong thời kỳ hội nhập phát triển.
Hội thảo phải đảm bảo được tính khoa học, thu hút được sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý có chuyên môn về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Hội thảo thu hút hơn 20 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý  ở thành phố Hồ Chí Minh và trong tỉnh An Giang,  in thành sách kỷ yếu. Hội thảo  tập trung vào các nội dung:
1. Bảo tồn loại hình di tích kiến trúc xây dựng bằng gạch, đá, gỗ hoặc hỗn hợp gạch – đá; di tích cư trú, công xưởng,…: những vấn đề lý luận và thực trạng bảo tồn các loại hình di tích ở Việt Nam nói chung và các di tích văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ nói riêng;
2. Bảo tồn di vật kim loại, gốm, thủy tinh, đá,…..: những vấn đề lý luận và thực trạng công tác bảo tồn di vật văn hóa Óc Eo ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng;
3. Quy hoạch và xây dựng không gian bảo tồn di tích: những vấn đề lý luận và thực trạng quy hoạch và xây dựng không gian bảo tồn di tích văn hóa Óc Eo ở Nam bộ nói chung và An Giang nói riêng;
4. Tác động của khí hậu, môi trường vùng Nam Bộ đến công tác bảo tồn di tích, di vật nơi đây;
5. Những mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển: các trường hợp cụ thể và giải pháp đề xuất;
6. Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo trong bối cảnh hội nhập và phát triển;
7. Kết nối di sản văn hóa Óc Eo với những loại hình di sản văn hóa trong vùng phục vụ phát triển du lịch bền vững.
      8. Trùng tu, bảo tồn di tích kiến trúc; di vật kim loại, gốm, thủy tinh, đá, gỗ,…. đồng dạng với Văn hóa Óc Eo.

Phong Nghiệp vụ - Bảo tàng

các tin khác