Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

KHẢO CỔ HỌC NAM BỘ THỜI SƠ SỬ

09:24 24/03/2023

          Tác giả: Bùi Chí Hoàng (chủ biên); Nxb Khoa học Xã hội; Khổ sách: 19 x 27cm; số lượng: 939 tr; Xuất bản: 2018.

          Thời sơ sử là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ. Đây là thời kỳ đã chứng kiến quá trình những cư dân đầu tiên thực hiện công cuộc chinh phục và làm chủ vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, tạo nên một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử đáng tự hào của vùng đất phía nam Tổ quốc.

          Cuốn sách Khảo cổ học Nam Bộ thời sơ sử hình thành từ đề tài Điều tra cơ bản và hệ thống hóa tư liệu khảo cổ học ở Nam Bộ (1975-2005) được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010. Công trình hệ thống lại toàn bộ các tư liệu về những khám phá khảo cổ học ở địa bàn Nam Bộ trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt được từ trước năm 1975 bởi các học giả người Pháp, tiêu biểu với các công bố của L.Malleret, G.Coedes, H. Parmentier, L.Finot…và những khám phá mới từ sau năm 1975 đến năm 2010 do các nhà khảo cổ học Việt Nam thực hiện.

          Bên cạnh việc tiếp cận hệ thống tư liệu, công trình cũng tiếp nối  nghiên cứu những vấn đề khoa học như: Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa rực rỡ nhất trong những thế kỷ đầu Công nguyên ở khu vực Đông Nam Á, có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và suy vong; Vấn đề kinh tế ngoại thương đường biển và bản chất của các mối quan hệ Óc Eo với Ấn Độ, La Mã, Trung Hoa…diễn ra như thế nào và có vai trò như thế nào trong chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của nền Văn hóa Óc Eo…

Sách """  Khảo cổ học Nam Bộ thời sơ sử"

         Cuốn sách gồm 4 chương; Chương 1: Lịch sử phát hiện và nghiên cứu (giai đoạn thế kỷ XIX – những thông tin đầu tiên, giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay); Chương 2: Đặc trưng di tích (đặc trưng phân bố di tích: vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh Thượng, vùng Ô Môn – Phụng Hiệp và vùng giữa hai sông Tiền và sông Hậu, vùng giồng cát ven sông – biển, vùng Đồng Tháp Mười, lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, vùng đồi – gò phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai; các loại hình di tích (di chỉ cư trú, di tích mộ táng, di tích kiến trúc tôn giáo, di chỉ xưởng); Chương 3: Di vật khảo cổ học (nhóm tượng, vật thờ, điêu khắc, trang trí kiến trúc; phiến đá, đất nung có lỗ và trang trí hoa văn; vàng lá; nhóm vật dụng, đồ trang sức, vật đeo có tính chất tôn giáo; gương đồng, nhạc cụ bằng kim loại; tiền kim loại; công cụ lao động – dụng cụ chế tác; vật dụng sinh hoạt; hiện vật gốm văn hóa thời sơ sử; hiện vật ngói lợp); Chương 4: Khảo cổ học Nam Bộ – thời sơ sử, đặc trưng – niên đại và quan hệ văn hóa (không gian phân bố di tích thời sơ sử ở Nam Bộ; giá trị tinh thần – tín ngưỡng, tôn giáo và cấu trúc xã hội; giá trị văn hóa - nghệ thuật; niên đại và quá trình phát triển thời sơ sử ở Nam Bộ; Nam Bộ thời sơ sử – những con đường giao lưu và hội nhập văn hóa).

Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang trân trọng giới thiệu cùng độc giả!

 

Lê Hậu

các tin khác