NGHIÊN CỨU ÓC EO – PHÙ NAM

- Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie, 1948
- The Indianized States of Southeast Asia, 1968
- Vương quốc Phù Nam – Nhà nước Án hóa đầu tiên ở Đông Nam Á: trung tâm ở vùng hạ lưu châu thổ sông Mekongm, nhưng trong thời kỳ hoàng kim đã trải dài trên các vùng lãnh thổ phía nam Việt Nam, trung lưu sông Mekong, và một phần của thung lũng sông Me Nam và bán đảo Malay.
- Kinh đô là Vyadhapura, “Thành phố của những Thợ săn”.
- Thành phố đó nằm tạo đồi Ba Phnom và thuộc làng Banam, tỉnh Prei Veng.
- Theo Lương Sử: kinh thành này nằm cách biển 500 lý (200 km), là khoảng cách từ Ba Phnom tới Óc Eo.
- Đến nủa sau thế kỷ 6, Bhavavarman và Chitrasena tấn công Phù Nam và các vũng lãnh thổ khác ở Đông Nam Á lục địa như Kratie, Buiram và Mongkoloborei. Kinh đô Phù Nam rời từ thành Đặc Mục/Vyadhapura (Ba Phnom) về phía nam ở Na Phất Na (Naravara Nagara) – Angkor Borei.
- Thế kỷ VII, Isanavarman tấn công Phù Nam, đặt kinh đô tại Isanapura – Sambor Prei Kuk (tỉnh Kompong Thom)
MICHAEL VICKERY
.jpg)
- Society, economics, and politics in pre-Angkor Cambodia: The 7th-8th. 1998.
- Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients. 2003
- Vickey đã phản biện lại những nhận thức của G.Coedes về Phù Nam và Óc Eo
- What was Funan? Phù Nam là gì? Phù Nam có phảo là một vương quốc thống nhất hay đế chế như sử liệu Trung Hoa và các học giả Pháp tin tưởng hay không? Hay đó là một nhóm các cảng thị ven biển như Srivijaya ở Indonesia?
- Angkor Borei liệu có phải là trung tâm của Phù Nam hay không? Vì khoảng cách từ đó tới cảng thị chính là Óc Eo chỉ là 90km.
- Phù Nam mà sử liệu Trung Hoa nhắc tới bao gồm một vài cảng thị, từ các bờ biển của Việt Nam và Cambodia tới Tun-sun ở bán đảo Tahi-Malay. Tuy nhiên rất khó để xem rằng một vài cảng thị như vậy cấu thành nên một Nhà nước thống nhất, hay một đế chế.
- Kenneth R. Hall, GS Đại học Ball State University, chuyên gia cổ sử Đông Nam Á tiền hiện đại.
- The “Indianization” ò Funan: An Economic History oid Southeast Asia’a First State – Nghiên cứu lịch sử kinh tế của Phù Nam – vương quốc đầu tiên ở Đông Nam Á
- Trung tâm của Phù Nam nằm ở gần núi thiêng Ba Phnom, Vyadhapura.
- Sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thương mại biển Đông – Tây đi qua eo Kra ở bán đảo Thai – Malay và vùng Vịnh Thái Lan đã dẫn tới sự hưng thịnh của cảng thị Óc Eo. Các tiện ích cảng thị đã được xây dựng, bao gồm các nhà kho chứa hàng hóa và nơi tá túc cho thương nhân ngoại quốc dừng chân tại cảng thị này chờ đến mùa gió mậu dịch kế tiếp để lên đường trở về.
- Để cho Óc Eo trỏ thành một cảng thị thịnh vượng, những người đứng đầu Phù Nam đã liên minh với các thủy thủ Malay để kiểm soát và bảo vệ tuyến đường thương mại biển ở Biển Đông và vùng Vịnh Thái Lan, bán đảo Malay.
- Từ thế kỷ 5-6, tuyến đường thương mại biển dịch chuyển xuống phía nam, với sự nổi lên của vùng eo biển Malacca, Óc Eo – Phù Nam không còn nằm trên tuyến đường thương mại chính nữa. Óc Eo bắt đầu suy tàn từ thời điểm này.
DỰ ÁN KHẢO CỔ HỌC HẠ LƯU SÔNG MEKONG
LOWER MEKONG ARCHAEOLOGICAL PROJECT
- Bắt đầu từ năm 1996
- Chương trình Đào tạo các nhà khoa học Cambodia tại Đại học Hawaii
- Chương trình nghiên cứu liên ngành khỏa cổ, địa lý, lịch sử nghệ thuật, bảo tồn và nghiên cứu môi trường. Chương trình bắt đầu từ năm 1996 với mục tiêu nghiên cứu về sự hình thành nhà nước ở Cambodia. Cho đến trước khu triển khai LOMAP, chưa có nghiên cứu khảo cổ học mang tính hệ thống nào được tiến hành ở khu vực này.
- Đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính:
1. Đâu là nguồn gốc của các chính thể sớm ở châu thổ Mekong
2. Làm cách nào chúng ta có thể làm rõ đặc trưng cấu trúc chính trị xã hội của những chính thể sớm này
3. Chúng ta cá bằng chứng gì cho thấy sự thay đổi về tổ chức (xã hội, chính trị) qua các thời kỳ hay không?
LOMAP giai đoạn 1999 – 2003
- Giai đoạn này tập trung vào hai mục tiêu chính:
- (1) khai quật một phần mộ cổ giai đoạn sớm tại đền Vat Komnou, niên đại 200 TCN – 200 SCN.
- (2) khởi động một dự án khu vực nghiên cứu địa khảo cổ học và phục dựng môi trường cổ để hiểu về các tương tác giữa con người và tự nhiên trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên.
Nghiên cứu Cổ môi trường thuộc dự án LOMAP 1999 đến nay
- Nội dụng này được thực hiện bởi TS Paul Bishop (Đại học Glasgow) từ năm 1999 và tập trung vào xác định và kiểm tra các nhóm kênh rạch cổ và phục dựng chế độ thực vật đang thay đổi trong khu vực Mekong trong thời kỳ mà Angkor Borei hưng thịnh.
- Dự án này hiện có thêm sự tham gia của Ts Dan Penny (Đại học Sydney) và Ts David Sanderson chuyên nghiên cứu về cổ thực vật học (paleoethnobotanical). Những nghiên cứu này đã xác định và định niên đại các kênh cổ mà đã có thể nối Angkor Borei với Óc Eo. Nghiên cứu của Bishop kết hợp giữa khảo sát địa khảo cổ (geoarchaeology) với không ảnh đầu thế kỷ 20 (Pierre Paris) xác định các kênh cổ và các khu định cư xung quanh vùng Angkor Borei.
- Nghiên cứu về mô hình thực vật vào thế kỷ 5 cũng đưa tới gợi ý về sự thay đổi nhân khẩu học ở Angkor Borei.
- Dự án cũng tiếp tục nghiên cứu các bờ thành gạch và ụ đất xung quang di tích Angkor Borei. Việc xác định được niên đại của các gạch xây thành giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu về sự xuất hiện của kiến trúc gạch ở châu thổ Mekong, và nó cũng giúp cho việc xác định niện đại của các kiến trúc cổ chính xác hơn.
- Dự án đã tiến hành cắt một phần thành để nghiên cứu quy trình xây dựng thành.
Xây dựng lịch sử định cư vùng châu thôt Mekong:
Dự án khảo sát khảo cổ học LOMAP 2003 – 2009.
- Sử dụng khảo sát kết hợp database GIS, remote sensing data. Trên cơ sở đó xây dựng các mô hình vị trí các di tích.
- Tập trung vào các di tích xung quang sông Takeo ở Đông Nam của Angkor Borei gần biên giới Việt Nam. Khu vực này có nhiều moated mounds, được dự án này đánh dấu trên bản đồ và làm tư liệu ảnh chi tiết. Rất nhiêu moated mound được khảo sát có vị trí cách xa làng mạc hiện đại. Hầu hết các mounds được khảo sát đều có các mảnh gạch vỡ, một số kiến trúc gạch, nhưng cơ bản đều đã bị phá hủy nặng nề, khó có thể nhận dạng.
- Từ năm 2009, Dự án nhận được tài trợ của NASA Space Archaeology, giúp các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu tại tỉnh Takeo.
Miriam Stark
- Miriam Stark đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu:
1. Nghiên cứu khảo cổ học một cách hệ thống, tập hợp thông tin về lịch đại và các khu định cư của khu vự. Việc nghiên cứu và xây dựng một niên đại phát triển gốm sứ sẽ giúp cho điều này thành hiện thực.
2. Phải tìm kiếm chứng cứ khảo cổ học về sự phát triển nông nghiệp, cảng thị, và hệ thống kênh rạch cổ kết nối bờ biển với các trung tâm ở sâu trong nội địa. Việc này cần kết hợp nghiên cứu không ảnh (đã từng được thực hiện bởi Lind 1981, Malleret 1959-1962, van Liere 1980) với các điều tra khảo sát di tích, hiện vật trên mặt đất trên một khu vực địa lý rộng lớn. Việc sử dụng công nghệ Viễn thám/Remote Sensing la hết sức cần thiết để tập hợp dữ liệu không gian. Cũng cần phải nghiên cứu đặc trưng và chức năng của các trung tâm sơm như Angkor Borei.
Có phải Angkor Borei là kinh đô của Phù Nam hay không?
- Tư liệu khảo cổ có thể giúp tìm hiểu xem, đặc biệt đối chiếu với các tư liệu chữ viết của Trung Hoa viết về vùng này. Tư liệu Trung Hoa thế kỷ III ghi chép về vùng này gồm có những tòa thành và làng mạc cư dân.
- Những kết quả khai quật năm 1999 cho thấy sự xây dựng các tòa thành ở Angkor Borei. Có thể các thành đất này xung quanh Angkor Borei đã được hỗ trợ bởi một hàng cọc gỗ trong một số thời điểm.
- Ghi chép tư liệu Trung Hoa thế kỷ V cho biết cư dân vùng này xây nhà bằng gỗ, sử dụng lá tre làm nguyên liệu lợp mái. (Pelliot 1903:261-262)
- Các nghiên cứu phía Việt Nam cũng cho thấy giả thiết này phù hợp, đặc biệt là kết quả nghiên cứu tại Gò Tháp và Bưng Bạc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho thấy các hiện vật gỗ làm cột nhà.
- Các dữ liệu khảo cổ học và database về dữ liệu viễn thám góp phần minh chứng cho nhận định của người Pháp trước đây rằng Angkor Borei là một trung tâm vùng có quy mô lớn trong thời kỳ Phù Nam. Tầm quan trọng của Angkor Borei kéo dài tới giai đoạn tiền Angkor như nhận định của Jacob (1979) và Vickery (1998).
Nghiên cứu đời sống kinh tế
- Sự xuất hiện của đồ gốm Ấn Độ gợi ý rằng đã có sự kết nối giữa Đông Nam Á với mạng lưới quốc tế, giữa Đông Nam Á với các trung tâm ven biển như Arikamedu trên bờ biển Tamil Nadu (Ardika and Bellwood 1990; Ray 1989, 1994).
- Nghiên cứu kỹ thuật học đồ gốm Angkor Borei cho thấy một trình độ chuyên môn hóa sản xuất đối với một số loại hình đặc biệt qua các thời kỳ (Start and Bentley 1999)
- Chưa có một lò gốm nào được hiện ở vùng châu thổ. Bossielier (1962: 362) gợi ý rằng kỹ thuật lò nung có thể không được sử dụng trong việc sản xuất đồ gốm đất nung ở Cambodia.
- Nghiên cứu nhóm đồ gốm tìm thất trong khu mộ cổ Vat Komnou, cho thấy niên đại tuyệt đối, thế kỷ 2 TCN – 2 SCN, cho thấy một truyền thống gốm Angkor Borei (Bong 2003; Stark 2003b). Nhóm đồ gốm này tương đối khác với các truyền thống gốm đương thời tìm thấy ở tây bắc Cambodia và đông bắc Thái Lan. Điều này ủng hộ cho nhận định rằng các chính thể ở vùng châu thổ sông Mekong đã tập trung về phía nam để tiếp cận mạng lưới thương mại biển cho tới khoảng sau thể kỷ IV.
- Một nghiên cứu chuyên sâu về mạng lưới kênh rạch cổ, vốn được tư liệu hóa bởi Pierre Paris (1931, 1941) và Louis Malleret (1959). Những kênh cổ này nooit Angkor Borei với một loạt các di tích dọc sông Takeo, tạo lập nên cột mạng lươi giao thông quan trọng kết nối với các khu dân cư trong một hệ thống vùng. Niên đại kênh sớm nhất được ghi nhận trong nghiên cứu này la 200TCN.
- Việc nghiên cứu nguồn gốc, cấu trúc và sự thay dổi qua các thời kỳ ở hệ thống cư trú vùng sông Takeo đòi hỏi một khảo sát khảo cổ học mang tính hệ thống để làm tư liệu về các khu vực cư trú trong vung này từ giữ Thiên niên kỷ I TCN về sau.
- Liên tiếp trong 3 năm, dự án LOMAP đã tiến hành khảo sát khảo cổ: Kiểm tra, đánh dấu bản đồ/mapping, và ghi chép về các dấu tích trên mặt đất. Tập trung vào các di tích được lựa chọn, đặc biệt là các điểm có hào nước bao quanh, phỏng vấn dân làng.
Phương pháp xác định Di tích
- Các nhà nghiên cứu Pháp đã sớm sử dụng không ảnh để làm tư liệu về di tích Cambodia từ năm 1912 (Groslier 1952:55), và có một truyền thống lâu dài sử dụng remote sensing ảnh để thống kê di tích trong vùng.
- Data từ nghiên cứu 2003-2005 bắt đầu tích hợp GIS database sử dụng không ảnh và bản đồ topographic. Ảnh vệ tinh sẽ được sử dụng để phát hiện các đoạn kênh cũng như xác định phạm vi, mức độ ngập lụt và có thể các hệ thống đồng ruộng Tiền Angkor. Hai nhóm không ảnh cung cấp thông tin chất lượng cho việc xác định các di tích tiềm năng (gồm mounds và pònđ): (1) 1990 FinnMap photo (được số hóa và chỉnh sửa trước năm 2003). (2) 1950s không ảnh được chụp bởi người pháp và mô tả bởi Groslier (1952: 60-61).
- Các không ảnh quân sự Pháp 1950 giờ được bổ xung thành dữ liệu tịch hợp vào LOMAP GIS database.
- Do thời kỳ Khmer Đỏ phá kênh nhiều để làm ruộng, nên địa hình có sự thay đổi nhiều. Vị vậy thành viên nhóm phải đi phỏng vấn dân làng.
- Dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp (1992 FinnMap không ảnh, báo cáo khảo cổ học của Pháp, GIS database), các thành viên dự án bắt đầu triển khai xuống khảo sát thực địa và phỏng vấn cư dân. Nhiều phương tiện được sử dụng như xe tải, xe gắn máy, thuyền…để tiếp cận và khảo sát các địa điểm khảo cổ học tiềm năng.