Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

Giới thiệu sách nghiên cứu về văn hóa Óc Eo: DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC THỜI VĂN HÓA ÓC EO – HẬU ÓC EO TRÊN ĐẤT AN GIANG

09:42 24/03/2023

           Tác giả: Phạm Đức Mạnh (chủ biên); Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Khổ sách: 20 x 28cm; số lượng: 968; Xuất bản: 2019.

          Chuyên khảo “Di tích khảo cổ học thời văn hóa Óc Eo – hậu Óc Eo trên đất An Giang” xuất phát từ một đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trong hai năm 2006-2008.

          Cuốn sách gồm 6 phần; Phần thứ nhất: An Giang – nền cảnh môi trường sinh thái và nhân văn; Phần thứ hai: Giản sử về vương quốc Phù Nam và lực sử nghiên cứu văn hóa vật thể trên đất An Giang; Phần thứ ba: Di tích văn hóa cổ ở An Giang; Phần thứ tư: Sưu tập di vật văn hóa tiêu biểu thời tiền sử và cổ sử ở An Giang; Phần thứ năm: Diễn trình lịch sử văn hóa cơ bản ở An Giang trong nền cảnh Nam Bộ (Việt Nam) và rộng hơn; Phần thứ sáu: Xã hội thời tiền sử – cổ sử ở An Giang và Nam Bộ, cuộc sống và con người.

          Công trình đã tập hợp một cách hệ thống và đầy đủ nhất các nguồn tư liệu Lịch sử, Khảo cổ học liên quan đến di sản văn hóa Tiền sử – Cổ sử ở An Giang. Các hệ thống tư liệu này, cùng bộ thư mục tham khảo, các website, bảng thống kê, bản đồ – sơ đồ, hình ảnh, bản vẽ – bản dập hoa văn, giải thích thuật ngữ,…không chỉ nhằm phục vụ cho đề tài mà còn có sự đóng góp tích cực cho việc dạy và học các chuyên đề hữu quan, cho các công trình nghiên cứu sâu hơn về sau. Ngoài ra công trình còn tái hiện một cách hệ thống tiềm năng di sản văn nhóa thời Tiền sử – Cổ sử ở An Giang.

Sách "Di tích Khảo cổ học - Thời Văn hóa Óc Eo - Hậu Óc Eo trên đất An Giang"

           Tác giả vận dụng phương pháp liên ngành giữa khảo cổ học với các Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tự nhiên và Kỹ thuật hữu quan để nhận thức các di sản văn hóa nguyên thủy như các tập hợp hài hòa những đặc điểm văn hóa của cả cộng đồng cư dân bản địa, đồng thời thể hiện trình độ phát triển kinh tế – xã hội của họ.

          Công trình đã giới thiệu hệ thống khoa học khối tài liệu đồ sộ và phong phú về truyền thống văn hóa này là hết sức cần thiết, cấp bách, có giá trị khoa học và thực tiễn vì trên nền tư liệu khoa học này có thể góp bàn nhiều vấn đề có tính khái quát cao về bộ mặt xã hội và chủ nhân văn hóa, góp phần tìm hiểu đặc trưng và cội nguồn, các giai đoạn phát triển và mối quan hệ nhiều chiều của cộng đồng tộc người bản địa ở vùng đất Nam Bộ, góp phần nâng cao nhận thức chung về lịch sử di sản văn hóa Nam Bộ – một bộ phận cấu thành cơ hữu không bao giờ tách rời của
“Đại gia đình các dân tộc Việt Nam”

          Tác giả và tập thể cộng tác viên vô cùng vinh hạnh được đón nhận Giải thưởng cao quý mang danh Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động, Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam TRẦN VĂN GIÀU năm 2009.

            Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang giới thiệu cùng độc giả!

các tin khác