Nhà trưng bày:
Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.
+ Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00
Các điểm di tích:
Mở cửa tất cả các ngày trong tuần
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH
Phòng Quản trị và Du lịch
SĐT: 02963.878.156
Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn
09:40 25/01/2024
An Giang là tỉnh nằm ở biên giới phía tây nam của tổ quốc, nơi có nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Trong số 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn toàn tỉnh, có khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê, di tích quốc gia Gò Tháp An Lợi và 3 di tích cấp tỉnh Gò Cây Tung (thị xã Tịnh Biên); Đá Nổi (huyện Thoại Sơn) và Hố thờ An Lợi (huyện Tri Tôn).
Với vị thế quan trọng trong nền văn hóa Óc Eo, khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới. Hiện nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh triển khai kế hoạch xây dựng Hồ sơ đề cử, dự kiến lộ trình thực hiện từ 2023-2027.
Di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đem đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế – xã hội, trọng tâm là phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 là “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.
Xác định: “Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Phục hồi, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch”, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo đang khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như tham mưu UBND tỉnh thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 23/01/2021, phấn đấu đến năm 2027 sẽ tham mưu thực hiện thành công kế hoạch xây dựng kế hoạch lập hồ sơ đề cử và kế hoạch quản lý khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ngoài ra, đơn vị tích cực, chủ động trong công tác xúc tiến hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển (hiện nay đơn vị đang phối hợp với các đối tác Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ trong nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, trưng bày, triển lãm, xuất bản
sách…)
Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuyển hóa thành nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững, Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo xác định một số giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về văn hóa, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24-11-2021), trong đó quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”; coi trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nhất là phát triển du lịch, để văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Thứ hai, tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ xây dựng khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Chuyên gia hội đồng di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) khảo sát khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê theo kế hoạch xây dựng hồ sơ đề cử |
Thứ ba, triển khai thực hiện tốt Đề án thực hiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích giai đoạn 2021 – 2030 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 115.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác ngoại giao quốc tế để vận động các nguồn tài trợ hợp tác, quảng bá, nghiên cứu văn hóa Óc Eo như: Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO, Cộng hòa Pháp); Viện nghiên cứu Deahan, Viên nghiên cứu di sản văn hóa Joeson...
Tóm lại, di sản Văn hóa Óc Eo An Giang là một bộ phận quan trọng và quý giá trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, là tài sản của các thế hệ đi trước trao truyền lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Việc bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa chính là thể hiện cụ thể tinh thần yêu nước, sự biết ơn của chúng ta đối với các bậc tiền nhân, vun đắp những truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là cội nguồn, đồng thời là sức mạnh nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Do vậy, trong nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo, Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo sẽ tổ chức thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuyển hóa thành nguồn lực quan trọng, góp phần xây dựng tỉnh An Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh….
Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang