Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

CẨM NANG CỦA SI HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG RỦI RO VÀ THIÊN TAI

08:20 01/12/2021

Lời giới thiệu
 
Nhiều năm trước đây, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã hứng chịu nhiều thảm họa, từ những vụ động đất diễn ra ở bang California cho đến những cơn bão ở bang Miami. Những tai hoạ đó thường gây ra tàn phá thảm khốc và liên tục, chẳng hạn như nước làm phá hủy tài sản văn hoá, mà đối tượng dễ tổn thương nhất chính là những cuốn sách, các tư liệu và tài liệu làm bằng giấy khác. Trong những vụ thiên tai như thế, Phòng Thí nghiệm Phân tích Bảo tồn của Viện Smithsonian (CAL - SI), Thư viện Quốc Hội (LC), Cục Lưu trữ Quốc gia (NARA) và Công viên Quốc gia (NPS) thường nhận được nhiều yêu cầu cung cấp thông tin về việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thảm họa, quản lý thảm họa và sẵn sàng ứng phó để cứu hộ những cuốn sách, các tư liệu và tài liệu bằng giấy khác.
 
Để thúc đẩy cách tiếp cận chủ động thay vì thụ động cho việc chuẩn bị phòng tránh thảm họa đối với tài sản văn hoá, bốn tài liệu tham khảo cơ bản được mỗi cơ quan CAL - SI, LC, NARA và NPS xuất bản gần đây đã được cập nhật và kết hợp giới thiệu trong cuốn sách này. Các tác giả hy vọng tuyển tập ấn phẩm này sẽ cung cấp thông tin giới thiệu hợp lý tới các cá nhân và tổ chức để chuẩn bị ứng phó với những thảm họa ở cấp độ nhỏ và cấp độ lớn.
 
Cuốn cẩm nang của SI sẽ hướng dẫn về các phương pháp chuẩn bị cơ sở vật chất và cách ứng phó chung với một loạt các sự kiện khác nhau cả thiên tai (các cơn bão, lũ lụt) và thảm hoạ do con người gây ra (các tai nạn do sử dụng nguyên vật liệu nguy hiểm). Bài viết của NARA tập trung vào các thảm họa ở cấp độ nhỏ và các cách thức mà công chúng có thể sử dụng để có hành động ứng phó ngay khi các loại tài liệu, tranh ảnh, v.v bị nước gây hư hỏng. Cuốn cẩm nang của LC cung cấp thông tin chuyên sâu hơn cho những bộ sưu tầm công và tư, đề cập đến chương trình phối hợp có quy mô lớn và dài hạn hơn để cứu hộ các tuyển tập lớn đã được đóng gáy. Cuối cùng, chương trình COG (Conserve-O-Gram) của NPS cung cấp thông tin cụ thể về việc phòng chống và xử lý mốc, một hậu quả của tác hại do nước gây ra.
 
Kể từ khi cuốn sách hướng dẫn nhỏ này được ấn hành bằng tiếng Tây Ban Nha đề cập tới vấn đề cứu hộ và khôi phục tài sản văn hoá. Cuốn sách tổng hợp này sẽ lại được ấn hành bằng tiếng Tây Ban Nha cũng như tiếng Anh.
 
CAL-SI, LC, NARA và NPS đều có những hướng dẫn bổ sung và nhiều ấn phẩm về các chủ đề đa dạng trong bảo quản và bảo tồn sẵn sàng phục vụ yêu cầu của nhà chuyên môn và công chúng nói chung.
 
Phòng thông tin, Phòng Thí nghiệm Phân tích Bảo tồn, Trung Tâm Trợ giúp Bảo tàng, Viện Nghiên Cứu Smithsonian, Washington, DC 20560
 
Bộ phận Dịch vụ và Chính sách Bảo tồn, Cục Lưu Trữ Quốc Gia , Số 7 Đại lộ Pennsylvania, NW Washington, DC 20408
 
Ban quản lý bảo tồn, LMS-21 Thư Viện Quốc Hội, 101 Đại Lộ Independence, SE Washington, DC 20540-4500
 
Chương trình Quản lý Bảo tàng, Công Viên Quốc Gia, 1849 C st, NW,
NC 230, Washington, DC 20240
 
 
Lời cảm ơn
 
Viện Smithsonian
 
Văn phòng Quản lý Rủi ro:
Jacqueline Young, Trợ lý Giám đốc
Priscilla Terry, Giám đốc Quản lý Rủi ro
 
Phòng Thí nghiệm Phân tích Bảo tồn:
Lambertus van Zelst, Giám đốc
Dianne van der Reyden, Chuyên gia Bảo tồn Giấy tờ Cao cấp
Ronal Bishop, Cựu Chuyên viên Nghiên cứu
Alan Postlethwaite, Phó giám đốc
 
Cục Lưu trữ Quốc gia
Phòng Dịch vụ và Chính sách Bảo tồn:
Cynthia G.Fox, Quyền Giám đốc
Diana Alper, Điều phối viên Bảo tồn Khu vực
Mary Lynn Ritzenthaler, Giám sát viên bảo tồn
 
Phòng Quan hệ Công chúng:
Shirley Clarkson, Quyền Cán bộ Quan hệ Công chúng
Susan Cooper, Chuyên gia Quan hệ Công chúng
 
Các chương trình công chúng:
Thomas King, Chuyên gia marketing
 
Thư Viện Quốc Hội
Ban giám đốc bảo tồn:
Diane Nester Kresh, Quyền Giám đốc
Peter Waters, Cán bộ Kế hoạch Chiến lược Bảo tồn
Amparo de Torres, Trợ lý Cán bộ Bảo tồn
 
Bảo Tàng Công Viên Quốc Gia
Chương trình quản lý bảo tàng:
Ann Hitchcock, Curator chính
Virginia Kilby, Curator
Anthony Knapp, Curator
Diane Vogt-O’Connor, Chuyên viên lưu trữ văn thư
Bộ phận bảo tồn
 
 
“Các bước chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thảm hoạ dành cho cán bộ nhân viên của Viện Smithsonian“, do Phòng Quản Lý Rủi Ro của SI soạn thảo vào tháng 10/1992, sửa đổi tháng 10/1993.
 
Lời giới thiệu
 
Cuốn sổ tay hướng dẫn này trình bày tóm tắt tổng quan về một số dạng thảm hoạ có khả năng gây ra mối đe doạ tiềm ẩn đối với cán bộ nhân viên. Lưu ý: Cuốn sổ tay hướng dẫn này không bao gồm những bước chuẩn bị khẩn cấp áp dụng đối với các vật phẩm văn hoá. Những bước chuẩn bị khẩn cấp này chỉ nhằm hỗ trợ để các cá nhân hiểu được việc gì sẽ xảy ra và cần phải làm gì trước tiên. Thông tin trong cuốn sổ tay này chủ yếu để cung cấp các hướng dẫn sơ bộ trong trường hợp có thảm họa xảy ra nơi công sở. Tuy nhiên, những nguyên tắc tương tự có thể áp dụng cho những trường hợp ở nhà và khi đi du lịch.
 
Trường hợp có tình huống khẩn cấp xảy ra, cần sơ tán đồ đạc. Các tuyến đường sơ tán đồ đạc nên dán ở toàn bộ khu vực làm việc của nhân viên. Tất cả cán bộ nhân viên đều phải nghiên cứu các bước đó một cách cẩn thận.  
Các số điện thoại khẩn cấp
 
Những bước sơ tán nhân viên
Khi có chuông báo đông hoặc bạn được hướng dẫn sơ tán đồ đạc:
  1. Giữ bình tĩnh.
  2. Dừng tất cả những hoạt động nguy hiểm.
  3. Tuân thủ các chỉ dẫn.
  4. Giúp đỡ những người tàn tật.
  5. Di rời khỏi khu vực một cách trật tự. Đóng cửa nhưng không khóa.
  6. Đi theo các tuyến đường sơ tán đã được thiết lập.
  7. Đi xa khỏi toà nhà. Đi thẳng đến chỗ tập kết (bản đồ cung cấp với kế hoạch). Báo cáo với Điều phối viên Sơ tán để điểm danh.
  8. Không làm tắc đường hoặc đường xe chạy.
  9. Ở nguyên tại chỗ tập kết cho đến khi có chỉ dẫn khác. Vị trí khu vực tập kết.
 
Hỏa hoạn
Trong trường hợp có hỏa hoạn:
  1. Giữ bình tĩnh.
  2. Liên lạc với Bộ phận cứu hỏa,
  3. Nếu lửa nhỏ, cố dập lửa bằng bình chữa cháy thích hợp hoặc phương thức khác. Không gây nguy hiểm đến an toàn bản thân.
  4. Không để ngọn lửa đến giữa bạn và lối thoát hiểm.
  5. Tắt hết các thiết bị điện trong trường hợp đang có cháy và việc tắt điện là an toàn.
  6. Báo ngay với điều phối viên hoặc giám sát viên về sơ tán, nếu có thể.
  7. Sơ tán ngay nếu bạn không thể dập tắt lửa. Giúp đỡ người tàn tật.
  8. Không phá cửa sổ.
  9. Không mở nếu cửa đó bị nóng. (Trước khi mở cửa, chạm vào phía trên cửa. Nếu cửa đó nóng hoặc thấy có khói thì không mở ra).
  10. Không sử dụng thang máy.
  11. Không cố gắng bảo vệ tài sản.
  12. Đi thẳng ra khu vực tập kết.
  13. Không quay trở lại chỗ có cháy cho đến khi được người có thẩm quyền thích hợp cho phép.
  14. Không làm tin đồn lan ra.
 
Các cơn bão thảm khốc
(Những bước đầu tiên áp dụng với những cơn bão, vòi rồng, bão tố, …)
Trong trường hợp có cơn bão khốc liệt ở khu vực lân cận:
  1. Theo dõi đài phát thanh/truyền hình địa phương hoặc kênh phát thanh hướng dẫn về thời tiết của NOAA.
  2. Lên kế hoạch trước khi bão đến.
  3. Buộc chặt tất cả mọi vật phẩm để bên ngoài hoặc chuyển chúng vào trong nhà.
  4. Mở hé cửa sổ bên phía ngược với hướng bão đến, nếu có đủ thời gian.
  5. Kiểm tra những thiết bị chạy pin, chuẩn bị nguồn điện dự phòng. 
  6. Đổ xăng xe đầy bình.
Trường hợp cơn bão khốc liệt được cảnh báo trong khu vực:
  1. Dừng dụng cụ và thiết bị điện nếu không cần sử dụng khẩn cấp.
  2. Không sử dụng điện thoại trừ trường hợp khẩn cấp hoặc có công việc thật sự khẩn cấp.
  3. Dự trữ nước uống sạch vào các bình chứa (bình, lọ, chậu).
  4. Tránh những công trình có mái trải dài (ví dụ: phòng tập thể hình)
  5. Trường hợp khác, nên vào nơi ẩn náu.
 
Cảnh báo bão
  1. Bít kín các cửa sổ lại hoặc bảo vệ cửa bằng băng keo hay cửa chớp. Để vài cửa sổ mở hé để cân bằng áp lực.
  2. Rời khỏi những chỗ thấp, vì có thể bị thuỷ triều cao hoặc sóng bão cuốn.
  3. Ở bên trong nếu nhà đó chắc chắn và nằm ở vùng đất cao. Nếu không, và đặc biệt là, nếu cơ quan có thẩm quyền địa phương yêu cầu sơ tán, hãy di chuyển đến nơi được chỉ định.
  4. Hãy ở trong nhà. Đừng bị đánh lừa bởi sự bình yên của “mắt bão”. Hãy nhớ rằng, gió từ bên kia của mắt bão sẽ đến từ hướng đối diện.
  5. Sơ tán bão:
– Theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền địa phương.
– Nếu được cơ quan có thẩm quyền cung cấp phương tiện đi lại thì hãy sử dụng.
– Nếu phải đi bộ hoặc lái xe tới điạ điểm khác:
– - Hãy đi sớm để khỏi bị bỏ quên,
– - Nếu lái xe, phải đảm bảo còn đủ xăng,
– - Hãy đi theo tuyến đường được chỉ dẫn, chứ không nên tìm đường tắt để đi, và
– - Hãy đi đến nơi được chỉ định – không đi đâu khác.
 
Cảnh báo cơn lốc xoáy
1.   Đi xuống hầm trú ẩn, nếu có, hoặc tiền sảnh bên trong.
2.  Các tầng trên không an toàn. Nếu không có thời gian đi xuống dưới, hãy đi vào trong buồng để đồ, hoặc phòng nhỏ có tường bao chắc chắn hoặc vào tiền sảnh bên trong.
3.  Không nên ở yên trong xe. Nếu không có con mương hoặc hẻm núi nào gần đó, chui dưới gầm xe là một phương cách cuối cùng.
4.  Nếu đang ở khu vực trống, nếu có thời gian, hãy tìm nơi trú ẩn phù hợp. Bằng không, hãy nằm xuống con mương hoặc hẻm núi gần nhất.
      Hãy cảnh giác với lũ dâng.
 
Bão dông
Nếu có cảnh báo bão đông trong vùng:
1.   Nếu đang ở nơi làm việc:
-     Hãy theo dõi đài phát thanh/truyền hình địa phương để nghe tư vấn về thời tiết và nghe thông báo được về nhà sớm.
-     Lên kế hoạch trước khi bão đến
-     Chuyển những vật phẩm bên ngoài vào trong nhà để tránh bị bão phá hỏng, hoặc trở nên những vật gây nguy hiểm khi có gió to.
-     Kiểm tra những thiết bị chạy pin, chuẩn bị nguồn điện dự phòng.
-     Đổ đầy xăng vào xe.
-     Nếu phải di chuyển (đi công tác hoặc về nhà), hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nếu có thể.
Nếu không và bạn phải lái xe:
-- Hãy đảm bảo rằng xe cộ vẫn trong tình trạng tốt, được trang bị xích xe hoặc lốp để đi trong tuyết và hãy đổ đầy bình xăng.
-- Đi cùng một người nữa là tốt nhất, nếu có thể.
-- Hãy để lại lộ trình dự kiến (nơi đến và giờ đến dự kiến)
-- Mang theo “thiết bị trợ giúp bão mùa đông” trong xe (ví dụ: cát, xẻng, cần gạt nước, dây xích hoặc dây thừng, đèn chiếu sang, pháo sáng. Cũng tốt nếu bạn mang theo chăn bông, găng tay dầy, ủng rộng đi tuyết, tất len và cả mũ trùm đầu).
-- Đi vào ban ngày và tốt nhất là đi trên đường cao tốc chính, nếu có thể.
-- Bật chương trình phát thanh để biết thông tin và tư vấn về thời tiết.
-- Đừng liều lĩnh hoặc liều mình quá mức. Trong trường hợp bị chết máy, lạc đường, cô lập, hãy ngừng đi, quay lại và tìm kiếm sự giúp đỡ, nếu điều kiện không thuận lợi đối với khả năng hay sức chịu đựng của bạn.
-- Nếu xe bị hỏng, bạn bị lạc đường hoặc bị chết máy:
--- Đừng hốt hoảng! Hãy nghĩ về tình huống một cách thấu đáo và quyết định làm việc gì thì an toàn nhất và tốt nhất. Hãy làm việc đó một cách cẩn thận và chậm rãi.
--- Nếu đang trên đường giao thông tốt, phát tín hiệu cho thấy bạn đang gặp rắc rối (ví dụ: đèn báo hiệu tình trạng khẩn cấp, bật nắp capo, treo một mảnh vải lên angten phát thanh hoặc trên cửa kính xe. Hãy ở yên trong xe và chờ người đến giúp bạn. Nếu đang nổ máy để giữ ấm, tránh để tuyết vào ống xả ra khỏi chiếc lốp xịt hơi và giữ cửa mở để có đủ độ thông thoáng.
--- Dù bạn ở bất cứ đâu, nếu không thấy có sự giúp đỡ hoặc nhà gần đó trong  tầm mắt, đừng rời xe để kiếm tìm sự trợ giúp. Điều này rất dễ làm bạn bị chệch hướng và lạc đường trong cơn bão khốc liệt.
 
2.   Nếu bạn đang ở nhà:
-     Hãy theo dõi đài phát thanh/truyền hình địa phương để nghe tư vấn thời tiết.
-     Hãy lập kế hoạch trước khi bão đến, chuẩn bị có thể sống cô lập trong một vài ngày. Đảm bảo rằng bạn có trong tay các vật dụng còn sử dụng được như sau:
-- Chăn bông, một số thiết bị sưởi ấm khẩn cấp và nhiên liệu đủ dùng;
-- Đồ ăn và thức uống, dụng cụ nấu ăn khẩn cấp (Tốt nhất là nên có vài đồ ăn ngay không cần phải nấu nướng hay chuẩn bị gì khác);
-- Đài phát thanh chạy pin và pin bổ sung, đèn pin, đèn xách tay và các loại pin/nhiên liệu bổ sung; và
-- Dụng cụ đánh lửa đơn giản.
  • Hãy chuyển những đồ đạc dễ bị hỏng ở bên ngoài vào trong nhà, vì bão có thể làm hỏng chúng.
  • Hãy đổ đầy bình xăng xe.
  • Chỉ đi ra ngoài nếu thực sự cần thiết và nên theo chỉ dẫn phòng ngừa ở trên.
 
Hỏng hóc thiết bị
Trong trường hợp máy phát điện ở khu của bạn bị hỏng:
  1. Hãy bình tĩnh
  2. Hãy ở nguyên một chỗ bạn đang đứng và mở tất cả các rèm tối/mờ/màn cửa để lấy thêm ánh sang bên ngoài.
  3. Nếu đang ở nơi không có ánh sáng, hãy thận trọng di chuyển đến nơi có đèn khẩn cấp.
  4. Nếu điện thoại vẫn dùng được, hãy gọi điện và báo về việc hỏng hóc đó.
  5. Nên chờ hướng dẫn từ các cơ quan chức năng.
  6. Nếu được chỉ thị đi sơ tán, hãy giúp đỡ người tàn tật và đi thẳng ra địa điểm tập kết.
  7. Nếu đang ở trong thang máy, hãy bình tĩnh. Sử dụng điện đàm nội bộ hoặc nhấn nút khẩn cấp để báo cho bảo vệ hoặc những người khác.
 
Trong trường hợp đường nước/cống thoát nước bị hỏng:
  1. Hãy bình tĩnh
  2. Báo ngay cho bộ phận sửa chữa. Thông báo về mức độ trầm trọng và vị trí hỏng hóc. Chỉ rõ  nếu có đồ vật đang bị đe dọa.
  3. Nếu trong giờ làm việc, phải báo với ngay với giám sát viên về tình trạng hỏng hóc.
  4. Hết sức lưu ý về các thiết bị điện/phích cắm điện ở gần chỗ có nước. Thông báo với bộ phận an ninh về mối nguy hiểm liên quan đến điện.
  5. Nếu biết được nguồn nước và bạn tự tin rằng mình có thể ngắt nguồn nước an toàn (có nghĩa có thể thông ống, tắt nước), hãy xử lý cẩn thận.
  6. Nên có các vật bảo vệ trợ giúp.
  7. Nếu được chỉ thị đi sơ tán, hãy giúp đỡ người tàn tật và đi thẳng ra Địa điểm Tập kết. Chờ chỉ dẫn tiếp.
 
Lũ lụt
Trường hợp đang theo dõi lũ lụt trong vùng:
  1. Hãy theo dõi đài phát thanh/đài truyền hình địa phương.
  2. Chuẩn bị sẵn sàng để có các hành động phòng ngừa ngay.
  3. Nếu lái xe, hãy theo dõi lũ lụt ở chỗ trũng trên đường, các cây cầu, và khu vực thấp vì bạn không quan sát được mưa, nhưng có thể có tín hiệu từ sấm và chớp.
 
Trường hợp có cảnh báo lũ lụt trong khu vực:
  1. Hãy theo dõi đài phát thanh/đài truyền hình địa phương.
  2. Chuẩn bị sơ tán theo chỉ dẫn (Lưu ý: Nếu có cảnh báo lũ quét, phải ra khỏi khu vực đó ngay).
  3. Hãy trợ giúp người tàn tật và theo chỉ dẫn của người phụ trách về việc sẵn ứng phó khẩn cấp.
  1. Kiểm tra những thiết bị chạy pin, chuẩn bị nguồn điện dự phòng.
  2. Dự trữ nước uống trong các bình chứa sạch (ví dụ: chậu, lọ )
  3. Kiểm kê và chuyển lên tầng trên các vật phẩm như thức ăn, đồ y tế sơ cứu, chăn…
  4. Kiểm tra chắc chắn mọi vật lỏng lẻo ở bên ngoài.
  5. Nên có các vật bảo vệ trợ giúp.
  6. Bít kín các cửa sổ.
  7. Ngừng sử dụng các thiết bị mà không thật cần thiết.
  8. Đổ đầy bình xăng xe
  9. Nếu lái xe, nên biết độ sâu của nước ở một chỗ trũng hay thấp trước khi lội qua.
  10. Nếu ôtô bị chết máy, bỏ xe lại ngay và và tìm nơi cao ráo.
  11. Không nên tự đi bộ vượt qua suối nếunước trên đầu gối của bạn.
  12. Không nên quay trở lại khu vực bị ảnh hưởng cho đến khi được nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp hướng dẫn.
  13. Không nên phát tán tin đồn.
 
Tai nạn do sử dụng chất độc hại
Trong trường hợp có chất độc hại tại khu vực:
  1. Sơ tán ngay ra khỏi khu vực đó.
  2. Thực hiện sơ cứu phù hợp và/hoặc các biện pháp bảo vệ cá nhân khác, nếu cần thiết.
  3. Báo cho người có trách nhiệm biết càng sớm càng tốt.
  4. Không nên quay trở lại khu vực bị ảnh hưởng cho đến khi được nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp hướng dẫn.
  5. Nếu đã được đào tạo và trang bị bảo vệ đầy đủ, hãy hỗ trợ hoạt động dọn dẹp, nếu được hướng dẫn.
  6. Không nên phát tán tin đồn.
 
Trong trường hợp tai nạn do sử dụng chất độc hại xẩy ra trong cộng đồng:
  1. Nghe phát thanh địa phương hoặc TV.
  2. Tuân thủ chỉ dẫn của nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
  3. Sơ tán nếu được chỉ dẫn. Đi ra khu vực tập kết theo tuyến được định sẵn.
  4. Không nên quay trở lại khu vực bị ảnh hưởng cho đến khi được nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp hướng dẫn.
  5. Không nên phát tán tin đồn.
 
Tai nạn do sử dụng chất độc hại b> Mất trật tự dân sự và biểu tình
Trong trường hợp có biểu tình hoặc có nhiều biểu hiện mất trật tự dân sự trong khu vực:
  1. Thông báo ngay với cơ quan chức năng về thông tin nhận được, về cuộc biểu tình hay biểu hiện mất trật tự dân sự diễn ra trên thực tế hay có lời đồn đại đang được lên kế hoạch hoặc đang diễn ra ở khu vực lân cận.
  2. Tuân thủ theo các chỉ dẫn của an ninh toà nhà và nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
  3. Nên có các vật bảo vệ trợ giúp.
  4. Nếu có vụ nổ xảy ra, ẩn náu ngay lập tức và tiên liệu xem có thể có vụ nổ nào khác nữa không.
  5. Thông báo ngay với cơ quan có thẩm quyền về bất cứ chất nguy hại tiềm ẩn hay thực tế nào (ví dụ nguy cơ hỏa hoạn, bom) xảy ra trong tình hình rối loạn.
  6. Hãy ở trong nhà và tránh xa cửa sổ trừ phi được nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp hướng dẫn.
  7. Hãy sơ tán khi được hướng dẫn, tuân thủ các nguyên tắc sơ tán đã được tóm lược ngay từ đầu của cuốn sổ tay hướng dẫn này.
  8. Nếu được nghỉ làm sớm, hãy tuân thử những hướng dẫn của nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp và chính quyền địa phương. 
    Không nên ở lại vùng phụ cận của khu vực xáo trộn để xem.
  1. Không nên phát tán tin đồn
 
Chủ nghĩa khủng bố
Nếu có hành động khủng bố diễn ra trong khu vực:
  1. Tuân thử những hướng dẫn của An ninh và nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó.
  2. Nếu có vụ nổ xảy ra, hãy ẩn náu ngay và tiên liệu xem có thể có vụ nổ khác không.
  3. Hãy báo ngay với người có trách nhiệm về bất cứ chất nguy hại nào (ví dụ nguy cơ hỏa hoạn, bom).
  4. Hãy ở trong nhà và tránh xa cửa sổ, trừ khi được hướng dẫn sơ tán.
  5. Sơ tán khi được hướng dẫn và tuân thủ các bước đã được tóm lược ngay từ đầu cuốn sổ tay hướng dẫn này và bất cứ sự chỉ dẫn nào của Điều phối viên về sơ tán.
  6. Nếu được về sớm, hãy tuân thử những hướng dẫn của nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó. Không nên quanh quẩn ở vùng phụ cận của khu vực này.
  7. Không nên phát tán tin đồn
 
Đe doạ đánh bom
Nếu nhận được điện thoại đe doạ đánh boom:
  1. Hãy bình tĩnh
  2. Lắng nghe cẩn thận. Hãy lịch sự và thể hiện sự quan tâm.
  3. Cố gắng làm cho người gọi điện tiếp tục nói để biết thêm thông tin.
  4. Nếu có thể, hãy viết vài dòng nhờ đồng nghiệp gọi hộ người có trách nhiệm, hoặc ngay khi người gọi gác máy, hãy lập tức tự đi thông báo.
  5. Ngay lập tức hoàn thiện Danh sách những mục cần kiểm tra về Nguy cơ Đánh bom đính kèm theo đây. Nếu nhớ được, viết càng cụ thể càng tốt.
  6. Không thảo luận về nguy cơ đe doạ với các đồng nghiệp khác.
  7. Hãy tuân thủ chỉ dẫn của An ninh toà nhà.
  8. Sơ tán khi được hướng dẫn và tuân thủ các bước đã được tóm lược ngay từ đầu cuốn sổ tay hướng dẫn này.
  9. Không phát tán tin đồn.
 
Vụ nổ
Trong trường hợp có vụ nổ trong khu vực:
  1. Hãy giữ bình tĩnh.
  2. Hãy ẩn náu dưới gầm bàn hay bàn làm việc.
  3. Hãy chuẩn bị tinh thần cho khả năng có vụ nổ tiếp theo.
  4. Tránh xa khỏi cửa sổ, gương, các đồ đạc treo trên tường, tủ hồ sơ, giá sách, v.v.
  5. Tuân thủ những chỉ dẫn của An ninh và nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó.
  6. Bình tĩnh sơ tán khi được hướng dẫn đến Khu vực Tập kết. Hãy hỗ trợ người tàn tật.
  7. Không di chuyển người bị thương nặng trừ khi họ đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm (cháy, toà nhà sụp đổ, v.v)
  8. Mở cửa cẩn thận. Để ý những vật đang rơi.
  9. Không sử dụng thang máy.
  10. Tránh sử dụng điện thoại, trừ khi đang trong tình tuống tính mạng bị đe dọa.
  11. Không sử dụng diêm và bật lửa.
  12. Không nên quay trở lại khu vực đang bị sự cố, cho đến khi được nhân sự phụ trách việc sẵn sàng ứng phó hướng dẫn.
  13. Không phát tán tin đồn.
 
Tai nạn giao thông lớn
Có nhiều tai nạn giao thông liên quan đến bất kỳ phương thức vận tải nào (ví dụ đường cao tốc, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không). Những tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, và thường gây ra nhiều thương vong và/hoặc tử vong.
 
Nhiều cơ sở chưa chuẩn bị sẵn sàng (và cũng không kỳ vọng phải chuẩn bị tinh thần) để đối phó với những vấn đề do tai nạn giao thông gây ra. Nếu có tai nạn xảy ra, thì hãy tiến hành hành động cứu người và bảo vệ tài sản cho đến khi có sự trợ giúp của cộng đồng. Ví dụ, nhân viên An ninh được đào tạo để dập tắt những đám cháy nhỏ và đảm bảo công chúng sơ tán an toàn. Nhân viên y tế và/hoặc những người được đào tạo về sơ cứu có thể chăm sóc người bị thương. Cũng vậy, trong giờ làm việc bình thường, nhân viên có thể thực hiện các biện pháp khác nhau để bảo vệ những bộ sưu tập và tài sản khác.
 
Trường hợp có tai nạn giao thông xảy ra, nhiều quyết định về việc thực hiện hành động khẩn cấp nào là phù hợp phải được đưa ra “ngay tại chỗ” tùy vào tình huống. Chẳng hạn như, liệu có các chất độc hại và/hoặc có tổn thất không? Có cần phải sơ tán không? Liệu có thiệt hại nào đối với cơ sở vật chất hoặc cơ sở vật chất có hoạt động không? Đối với những hành động bảo vệ thích hợp cần phải tiến hành đối với một mối nguy hại cụ thể (chẳng hạn, cháy, những chất gây độc hại, vụ nổ, cơ sở vật chất bị hỏng, v.v), sẽ được đề cập trong chương tương ứng của cuốn sổ tay hướng dẫn này.
 
Động đất
Nếu xảy ra động đất:
Trong lúc động đất ---
  1. Nếu đang ở trong nhà
  • Ở nguyên tại chỗ
  • Hãy ẩn náu xuống dưới đồ đạc vững chắc (như bàn, bàn làm việc, v.v.) hoặc dưới lối vào cửa đi được đỡ chắc chắn.
  • Ở gần trung tâm của toà nhà.
  • Không chạy bằng cửa thoát hiểm vì cầu thang có thể bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn do có nhiều người.
  • Không sử dụng thang máy.
  • Tránh xa khỏi cửa sổ, cửa ra vào, kệ trưng bày, giá sách, v.v.
  • Không dùng nến, diêm hoặc chất gây cháy khác vì có thể khí gas bị rò rỉ.
  • Dập tắt các đám cháy bằng vòi dập lửa phù hợp hoặc phương pháp khác.
  1. Nếu đang ở ngoài trời
  • Di chuyển đến một nơi thoáng đãng, ra khỏi khu vực các toà nhà, các loại dây, cây cối, v.v.
  • Nếu bắt buộc phải đứng gần một toà nhà, hãy quan sát những vật đang rơi.
  1. Nếu đang lái xe
  • Hãy dừng xe nhanh nếu thấy an toàn, tránh các cầu vượt và dây điện.
  • Ở nguyên trong xe cho đến khi động đất qua đi.
  • Nếu vẫn có thể lái xe sau khi đã hết động đất, hãy quan sát những mối nguy hiểm do động đất gây ra (ví dụ, các vật đã/đang rơi xuống, các loại cáp bị trùng xuống, phần đường bị xói mòn, các cầu vượt/cầu bị hư hỏng).
 
“Cứu hộ khẩn cấp các loại giấy bị nước lũ hủy hoại”
Là một kho lưu trữ quốc gia của chính phủ liên bang, Cục Lưu trữ Quốc gia nhận biết được tầm quan trọng của các lưu trữ. Trong những cơn lũ ở vùng trung tâm phía Bắc Hoa Kỳ năm 1993, nhân viên của Cục Lưu trữ Quốc gia đã đưa ra một số bí quyết kỹ thuật để hướng dẫn các cá nhân trong việc ổn định khẩn cấp và cứu hộ các văn bản, ảnh, sách và các tài liệu cá nhân bị phá huỷ khác. Đáng lưu ý nhất đó là sự tàn phá của cơn lũ đối với vài vật phẩm là điều không thể tránh khỏi. Việc xử lý các vật phẩm có giá trị cao, giá trị lịch sử, hoặc các giá trị thuộc về tình cảm chỉ nên được tiến hành sau khi tham khảo ý kiến của nhà bảo tồn.
 
Nấm mốc
Rất nhiều người nhậy cảm với nấm mốc. Cũng có vài loài nấm mốc có độc tố. Nếu thấy có bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khoẻ khi xử lý nấm mốc thì nên đi tư vấn bác sỹ hoặc chuyên gia nghiên cứu nấm mốc ngay (dịch vụ cung cấp thông tin qua tổng đài địa phương cũng có thể giúp ích), trước khi làm trước khi tiến hành.
 
Cách tốt nhất để phòng tránh hoặc làm ngưng bộc phát nấm mốc là di dời các vật phẩm ra khỏi những điều kiện môi trường thuận lợi kích thích nấm mốc phát triển như: nhiệt độ cao, có độ ẩm cao tương đối, khí tù và bóng tối. Ưu tiên hàng đầu là làm khô những vật phẩm bị nấm mốc (xem hướng dẫn làm khô dưới đây). Nếu không thể làm khô ngay các tài liệu ẩm ướt và bị mốc, hãy làm ổn định các tài liệu đó bằng cách đóng băng chúng. Đặt những vật phẩm bị tổn hại vào trong tủ lạnh cá nhân hay thương mại thì sẽ không tiêu diệt được nấm mốc. Tuy nhiên, cách này sẽ làm cho nấm mốc không phát triển thêm cho đến khi có cách xử lý nấm mốc thích hợp. Số lượng những vật phẩm làm đông lạnh trong tầm có thể kiểm soát sau đó sẽ được làm tan giá và xử lý khi có thời gian.
 
Nấm mốc đang hoạt động trông xoắn xù và nhớt. Nấm mốc không hoạt động thì khô và có dạng bột. Đừng cố gắng loại bỏ nấm mốc đang hoạt động, vì có thể sẽ chỉ làm lây lan và làm bẩn mà thôi. Nấm mốc mà vẫn còn hoạt động sau khi làm đông hoặc sau khi tài liệu chính có vẻ đã khô có thể được xử lý nhanh bằng cách phơi dưới tia cực tím của ánh nắng mặt trời (từ 1 đến 2 giờ). Hết sức lưu ý khi xử lý những tài liệu ngoài trời: phơi nắng quá nhiều thì sẽ làm chóng hỏng và nhanh bạc mầu; gió có thể làm tổn hại vật phẩm nếu bị thổi tung; và độ ẩm cao tương đối hoặc sự ngưng tụ do nhiệt độ thay đổi nhanh thực ra có thể cũng làm nấm mốc tăng trưởng nhanh.
 
Các bào tử nấm mốc không phát triển sẽ kích hoạt lại ngay khi gặp điều kiện thuận lợi. Bởi vậy, nên loại bỏ chúng ra khỏi những vật phẩm và có thể chải hoặc hút bụi. Cách xử lý này nên làm ngoài trời khi các tài liệu và không gian không bị “nhiễm” nấm mốc. Khi chải nấm mốc, nên dùng loại bàn chải mềm, sạch, sáng mầu và chải nhẹ nhàng. Thay các bàn chải dơ thường xuyên để tránh phát tán nấm mốc từ một vật phẩm sang vật phẩm khác. Khi hút bụi hãy đặt một màng mỏng trên đầu của vòi hút của đầu dưới của máy hút bụi để giữ lại những vật nhỏ vô tình bị bật ra khi hút.
 
Làm vệ sinh và làm khô
Giấy rất dễ hỏng khi bị ướt. Nên xử lý cẩn thận. Trong nhiều trường hợp có mong muốn loại bỏ cả vết bùn và đất đóng kết. Vết đất còn sót do bão đã rút  còn để lại vết bẩn. Nên đề phòng bằng việc mang găng tay cao su. Nếu vật phẩm vẫn bị ướt, hãy khoả chúng vào bồn nước sạch sẽ để loại bỏ vết bùn bám dính. Cách xử lý này tuyệt đối không áp dụng với những bức ảnh đã bị mờ hoặc đã bị bạc mầu do hệ quả tác hại của cơn lũ gây ra.
 
Làm khô bằng không khí
Những sách, tài liệu và bức ảnh không thể để khô tự nhiên trong vòng hai ngày thì nên làm đông lạnh để ngăn chặn nấm mốc phát triển. Hầu hết các vật sẽ được làm khô một cách hiệu quả khi không khí lưu thông. Có thể xảy ra sự biến dạng về mặt vật chất, nhưng thông tin trong văn bản sẽ được bảo vệ. Để tạo điều kiện sấy khô bằng không khí tốt nhất, nên đặt các quạt gió ở những vị trí để không khí được lưu thông tối đa (không nên để quạt thổi trực tiếp vào những vật phẩm đang làm khô). Tài liệu thấm nước để hong khô bằng không khí phải sạch và hút nước. Có nhiều chất liệu khác nhau bao gồm: giấy bản thấm, giấy báo chưa in, các loai khăn giấy, các loại giẻ, các miếng nệm lót, v.v. Mảng vật liệu (như màn che cửa sổ) được đỡ chắc chắn và xếp cạnh nhau nhưng vẫn có khoảng trống giữa các tấm này cho phép tạo ra một bề mặt làm khô chắc chắn tuyệt vời. Bề mặt xốp giúp không khí lưu thông và làm khô nhanh chóng.
 
Nếu không có sự can thiệp, các chất liệu giấy bóng chẳng hạn như các loại bọc sách bìa mềm, tạp chí, sách nghệ thuật, v.v dường như sẽ dính vào nhau. Nếu chúng có giá trị cao, nên ưu tiên cứu hộ hàng đầu. Còn những tài liệu rời rạc nên trải ra thành một lớp để không khí hong khô. Những chất liệu giấy bóng đã đóng gáy phải ken giấy vào giữa mỗi trang để chống dính. Giấy sáp nên được sử dụng làm chất liệu ken vào giữa các trang giấy. Nhiều tuyển tập in bằng giấy bóng được làm khô theo kiểu này có thể chịu sự biến dạng đáng kể về mặt vật lý.
 
Các loại sách
Đặt các trang giấy chống dính ken vào giữa khối văn bản, ở mặt trước và sau của các bìa sách. Nếu có thời gian và có thể đáp ứng đủ nhu cầu giấy chống dính, nên đặt cách quãng chất liệu chống dính ken vào giữa suốt cả văn bản. Để các tuyển tập mở ra và đứng hình cánh quạt với những tờ giấy chống dính trải dài đến hết cạnh gáy của sách. Hơi nước thấm vào giấy chống dính sẽ giúp sấy khô nhanh hơn. Thay giấy chống dính khi đã thấm hết nước và đảo ngược các bộ tuyển tập mỗi khi thay giấy để đảm bảo sẽ hong khô đều.  
 
Các tài liệu
Dùng không khí làm khô những chồng tài liệu nhỏ (1/2 in-sơ) hoặc đặt tài liệu rời ra, nếu có thể. Thay chất liệu thấm nước xuống phía dưới tài liệu, khi các tài liệu này đã ngấm nước.
 
Các bức ảnh, phim âm bản và phim điện ảnh
Có một vài loại ảnh rất nhạy cảm đối với thiệt hại do nước gây ra và tỷ lệ khôi phục rất nhỏ. Tránh không chạm vào bề mặt của giấy in và phim âm bản. Nếu không xác định được phương pháp rửa ảnh cũ, nên theo dõi các vật phẩm này một cách cẩn thận và liên hệ với chuyên viên bảo tồn để được tư vấn. Không bao giờ được làm đông các tấm ảnh hoặc phim âm bản cũ.
 
Phần lớn các giấy in ảnh, phim âm bản và bản kính dương có thể hong khô tốt bằng không khí bằng cách đặt ngửa mặt vật phẩm lên. Thay đổi chất liệu thấm đặt dưới các tấm ảnh, khi các chất liệu đã bị ngấm nước. Các giấy in ảnh và phim âm bản đương đại nếu vẫn còn ướt và dính vào nhau thì có thể tách chúng ra sau khi ngâm vào nước lạnh. Tuy nhiên, cách xử lý này có thể gây ra tổn thất không thể tránh khỏi. Những vật phẩm có giá trị cao, đặt biệt là các giấy in ảnh mà không còn là phim âm bản nữa thì nên đưa ngay tới chỗ chuyên gia bảo tồn.
 
Những vật phẩm đã đóng khung
Tháo miếng lót phía sau của khung ra. Nếu vật phẩm đó không bị dính vào kính, cẩn thận tháo ra khỏi khung và làm khô bằng không khí. Nếu vật phẩm đó bị dính vào kính, đừng cố gắng tháo rời ra khỏi khung. Làm khô bằng cách để nguyên cả kính úp ngược xuống. Đôi khi, thiệt hại đối với vật phẩm là không thể tránh khỏi. Đối với việc xử lý những vật phẩm có giá trị kinh tế cao, giá trị lịch sử cao hoặc giá trị thuộc về tình cảm, chỉ nên thực hiện sau khi có tư vấn của chuyên viên bảo tồn. Việc xử lý vật phẩm thuộc về một cơ quan nên được người có đủ thẩm quyền ra quyết định. Viện Nghiên Cứu Bảo tồn Hoa Kỳ (số điện thoại: 202-452-9545) có một danh sách các chuyên viên bảo tồn, là những người có thể đưa ra hướng dẫn về cách xử lý những bộ sưu tập tư nhân.
Ấn phẩm này được xuất bản để phục vụ công chúng. Ấn phẩm có thể được tái bản hoặc phát hành miễn phí từng phần hoặc toàn bộ. Khi sao chép các bài viết hãy sao chép chính xác để có sự công nhận thích hợp dành cho cơ quan phát hành bản gốc.
Những biên tập viên của ấn phẩm này đang cộng tác với nhiều dự án khác. Nếu có vấn đề gì bạn mong muốn góp ý kiến trong tương lai, xin hãy gửi ý kiến tới:
Phòng Dịch vụ và Chính sách Bảo tồn
Cục Lưu trữ Quốc gia
Số 8th Đại lộ Pennsylvania, NW
Washington, DC 20408
Fax: (202)219-9324
Email: X6A@CU.NIH.GOV
 
Nước ảnh hưởng đến các loại sách và tài liệu chưa đóng gáy như thế nào
 
Giấy thấm nước ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi, điều kiện và kết cấu của chất liệu. Do vậy, sự hiểu biết về cơ chế giãn nở cũng như sự phát triển của nấm mốc là cần thiết đối với việc lên kế hoạch hành động cứu hộ thành công. Hơn nữa, khi các bộ sưu tập lớn đang bị đe dọa, sẽ giúp ích nếu có thể ước tính trước được lượng nước sẽ triết tách được là bao nhiêu trong quá trình làm khô. Việc tính toán này sẽ cung cấp dữ liệu hữu ích khi lựa chọn phương pháp làm khô phù hợp. Cũng không kém phần quan trọng khi biết được quãng thời gian mỗi loại chất liệu có thể ngập trong nước bao nhiêu lâu, trước khi bị phá huỷ nghiêm trọng.
 
Ước lượng mức hút nước
Nói chung, những cuốn sách và những bản thảo có niên hiệu trước 1840 sẽ hút lượng nước trung bình khoảng 80% trọng lượng gốc. Một số chất liệu có thể hút được một lượng nước nhiều tới 200% trọng lượng gốc. Từ khi có chất liệu chứa nhiều protein và dễ hút nước trong các bản sách và các loại giấy trước đây, những tài liệu này đặc biệt dễ bị nấm mốc khi ẩm ướt. Các bản sách hiện đại, không phải tài liệu giấy dễ vỡ, sẽ hút khoảng 60% trọng lượng gốc. Do vậy, để ước lượng trọng lượng gốc của bộ sư tầm, nếu giả thiết trọng lượng trung bình là 4 ao-xơ (0.454 gam) cho mỗi cuốn sách, khi đó, để làm khô 20.000 cuốn sách mỗi loại, thì kỹ thuật làm khô phải có khả năng loại bỏ 64.000 pound nước (29.056 kg) từ các tài liệu cổ và 48,000 pound nước (21.792 kg) từ các tài liệu hiện đại.
 
Thiệt hại chủ yếu đối với các tuyển tập đóng gáy vì sự nở phồng gây ra bởi các tác động của nước sẽ xảy ra trong khoảng bốn giờ đầu sau khi các tuyển tập bị ngâm nước. Vì giấy in văn bản và bìa cứng của sách đóng gáy có khả năng nở phồng lớn hơn so với lớp bìa phủ được sử dụng để đóng sách, phần văn bản của một cuốn sách bị ngâm nước thường nở ra đến độ gáy sách có hình lõm và rìa trước có hình lồi, do vậy phần giấy in văn bản bị tách một phần hoặc toàn bộ ra khỏi gáy đóng. Các bìa lõi cát tông của cuốn sách thường hút một lượng lớn nước trong nhiều tình huống như vậy và nấm mốc thường phát triển giữa các bản giấy. Điều này đặc biệt đúng với những khu vực bị nước gây thiệt hại khi bắt đầu khô đi và có độ ẩm tương đối dưới 70%.
 
Mặc dù việc loại bỏ độ ẩm trong môi trường càng nhiều càng tốt, việc khác không kém phần quan trọng là kiểm soát lượng nước trong tài liệu, vì vẫn còn nguy cơ cao và dài lâu sau khi khu vực này dường như đã an toàn. Do đó, công tác cứu hộ sách nên kiểm soát lượng nước trong tài liệu, chứ không phải độ ẩm tương đối của khu vực. Một công cụ đo độ ẩm, như thiết bị Aqua Boy, có thể sử dụng để đo lượng nước bên trong cuốn sách và các hộp tài liệu. Nếu không có một công cụ như vậy, có một cách đo thô nhưng khá hiệu quả là sử dụng một tấm gương phản chiếu hình ảnh bên trong nhưng không chạm vào văn bản. Sự ngưng tụ hơi nước sẽ làm gương mờ đi. Lượng nước đo được ít hơn 7% được coi là khô ráo.
 
Những quyển sách da và vật liệu đóng sách bằng da, đặc biệt những cuốn sách các thế kỷ thứ 15, 16 và 17, thường được khôi phục thành công nếu được làm khô theo các nguyên tắc được kiểm soát cẩn thận. Những tài liệu đó thường được phân loại quý hiếm và nên xử lý riêng không nên trộn lẫn với các loại sách ít quý hiếm khác trong khi chuẩn bị cứu hộ, ổn định và làm khô. Cần có lời tư vấn của một nhà bảo tồn sách đã được chứng nhận để chọn những phương pháp thực hiện an toàn. Nếu tài liệu đã làm đông, giấy làm đông thường được sử dụng để giữa mỗi tập sách để chống dính (Tham khảo phần về làm khô-đông cứng đối với những yêu cầu đặc biệt cần thiết trong việc làm khô tài liệu dạng này).
 
Rất tiếc là các quy trình sản xuất hiện đại làm thoái hóa cấu trúc tự nhiên của da một khi đã bị ngấm nước, các bìa sách thường không thể khôi phục lại. Vài cuốn sách đóng bằng da sẽ biến đổi thành mầu nâu sậm, trong khi các tài liệu khác sẽ co nghiêm trọng. Sự nở phồng của các tài liệu bìa, như vải, vải hồ cứng, và một số chất liệu nhựa nhất định là không đáng kể, trong một vài trường hợp xảy ra sự co rút. Các bìa bọc của sách, có tài liệu được làm từ bìa có khả năng thấm nước cao, sẽ hút nước ở cấp độ lớn hơn so với độ dày tương ứng của văn bản. Vài chất liệu bìa bọc sách đã bị hỏng sẽ hút lượng nước tương đương với tỷ lệ hút nước của giấy văn bản.
 
Một khi đã tiếp cận được bộ sưu tập, vẻ bên ngoài của mỗi tuyển tập sách và nhóm của các tuyển tập sách là một dấu hiệu hữu ích về mức độ tàn phá của nước. Nhiều tập sách được tìm thấy chất đống hoặc ở các gian phụ thông thường bị thiệt hại nhiều nhất một cách tự nhiên. Chẳng những những tập sách này chịu ảnh hưởng vì bị rơi rớt, vì sự nở lên nhanh chóng do nước ngấm khiến chúng phồng lên trong giá sách, mà chúng còn bị ngâm lâu hơn trong nước so với những tập sách ở giá phía trên chúng. Những cuốn sách đó cần có nơi đóng gói đặc biệt, rộng rãi và quy mô khôi phục lớn nhất. Diện mạo bên ngoài của những tập sách đó có thể trải qua sự tàn phá và trông thương tâm, nhưng không được hoảng hốt vì mọi tập sách đều đáng được cứu hộ và khôi phục.
 
Trên các tầng nhà có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ nét giữa các giá sách có các vị trí của tài liệu ướt nhất. Các giá sách bị nở rộng dưới sức ép của giấy đã thấm nước và sách đóng gáy thông thường sẽ được để lẫn lộn giữa tài liệu bị ướt đều và tài liệu không bị ướt đều. Trong những trường hợp này, tỷ lệ tài liệu ướt đều thường ít hơn những tài liệu ướt không đều. Bởi vì ban đầu nhiều cuốn sách trước khi đặt lên giá đã được buộc lại với nhau, sẽ không dễ dàng bão hòa hoàn toàn được, đặc biệt nếu giấy hút nước chậm. Đây là nguyên nhân chính tại sao có nhiều cuốn sách trở nên bị biến dạng và méo mó sau tác hại của nước và cũng sau khi chúng đã được làm đông và làm khô. Nếu giấy ướt không đều, thì nó sẽ không khô mà không có sự biến dạng. Sự biến dạng của các tuyên tập có gáy lõm và rìa trước lồi có thể được phân loại ngay vào thể loại rất ướt. Nhiều cuốn sách khác có nhiều văn bản đã thấm nước nghiêm trọng, nhưng vẫn giữ được gáy và hình thù rìa trước có thể chỉ ra rằng trước đây chúng đã được đóng gáy với kỹ thuật khâu vắt của thư viện và có thể vẫn duy trì thiệt hại cấu trúc khâu không thể đảo ngược được. Nhiều cuốn sách khác lại có thể bình thường về hình thức và những cuốn này có cơ hội làm khô màd ít có sự biến dạng.
 
Các loại giấy bọc
Các loại giấy bọc dễ bị hủy hoại hoàn toàn nhất và không nên cho phép tiến hành làm khô cho đến khi mỗi tập sách có thể được xử lý trong các điều kiện được kiểm soát cẩn trọng. Quãng thời gian giữa công đoạn loại bỏ nước và làm đông có tính chất quyết định. Có thể cần phải làm ướt lại những tuyển tập sách đó bằng nước lạnh sạch cho đến khi chúng có thể đông lại. Trong hậu quả của trận lũ sông năm 1972 của Thư viện bảo tàng Corning, người ta đã phát hiện tỷ lệ phần trăm cao nhất của những cuốn sách bị nước làm hỏng được in vào nguyên liệu giấy bọc và khi chúng được làm đông trong trạng thái ướt thì phần lớn sách này đã được làm khô một cách thành công bằng phương pháp làm khô đông lạnh.
 
Các hộp hồ sơ lưu trữ
Các hộp hồ sơ lưu trữ thường tốt hơn chất liệu sách nhiều, vì các hộp này được làm từ chất bìa cứng xốp, có thể hút phần lớn nước, bảo vệ được các giấy tờ bên trong. Tất nhiêu đây không phải là trường hợp mang nhúng giấy tờ này vào nước trong nhiều giờ. Trong khi khôi phục, nên được kiểm tra kỹ các giấy tờ bên trong mỗi hộp và nên thay các hộp nếu chúng bị nước làm ướt sũng. Không làm đúng như vậy sẽ gây ra tăng rủi ro thiệt hại về mặt vật chất, vì các hộp bị đổ gãy do bị áp suất trong lúc khôi phục, vận chuyển và bảo quản lạnh.
 
Lối vào
Nơi có thiệt hại của nước gây ra do các hệ thống cứu hoả, việc hợp tác với cảnh sát trưởng cứu hoả, các nhân viên về an toàn và sức khoẻ là quan trọng đối với việc đánh giá mang tính thực tế về sự khả thi của nỗ lực cứu hộ an toàn. Các nhân viên cứu hoả và nhân viên an toàn sẽ quyết định khi nào vào một toà nhà bị hư hỏng thì an toàn. Trong vài truờng hợp, nhiều khu vực bị hỏa hoạn chỉ cho phép đi vào sau một tuần hoặc lâu hơn khi chúng nguội đi hoặc đủ an toàn để đi vào. Nhiều khu vực khác thì cần được điều tra làm rõ khi có sự nghi ngờ về một vụ cố tình gây hỏa hoạn. Có một số phần của bộ sưu tập được xác định từ trước trong nỗ lực xây dựng kế hoạch cứu hộ  là đặc biệt dễ bị tổn thương do sự phá huỷ trừ khi chúng nhận được sự chú ý trong vòng vài giờ sau khi ngọn lửa đã dịu đi. Nếu cảnh sát trưởng cứu hoả đánh giá việc này là cần thiết, ông có thể cung cấp các phương tiện làm việc đặc biệt trong các khu vực đó, ngay cả khi các phần khác của toà nhà vẫn còn nguy hiểm.
 
Có lẽ quyết định khó khăn và quan trọng nhất cần phải có sau khi đã đánh giá thiệt hại là di dời các tài liệu ướt nhất trước tiên, hay tập trung vào những tài liệu chỉ ẩm, ướt một phần. Nếu đa phần các loại tài liệu bị ẩm, ướt thì tốt nhât là nên khôi phục những tài liệu này trước tiên, vì chúng có thể phát triển nấm mốc nếu bị bỏ lại trong bóng tối và những điều kiện ẩm ướt trong khi những tài liệu ướt nhất đang được di dời đi. Cần có sự cân bằng giữa việc giảm độ ẩm trong khu vực bị ảnh hưởng và việc dùng thời gian để di dời an toàn phần lớn bộ sưu tập trong điều kiện tốt nhất. Để di dời tài liệu ướt nhất trước tiên thì đương nhiên phải hạ độ ẩm, nhưng thông thường trường hợp này khó và mất thời gian, do trên thực tế các giá sách sẽ trở nên mắc kẹt vì các cuốn sách và hộp đã bị thấm nước, khi ấy có thể phải cần dụng cụ đặc biệt để giải phóng chỗ. Mục đích thường là khôi phục phần lớn bộ sưu tập trong điều kiện tốt nhất để tránh bị thêm các tổn thất và chi phí gây ra bởi thiệt hại môi trường sau thiên tai.
 
Khi tất cả các lối vào và lối đi giữa được dọn quang, ngoài những cân nhắc trên, những bộ sưu tập quan trọng nhất, bao gồm những tài liệu quý hiếm và tài liệu có giá trị nghiên cứu lâu dài, nên được ưu tiên trừ khi các tài liệu khác bị thiệt hại nặng nề hơn do ngâm nước kéo dài. Ví dụ về những tài liệu khác là các cuốn sách đã được in trên những loại giấy được sản xuất rộng rãi giữa năm 1880 và 1946, bây giờ là loại giòn hoặc loại bán giòn. Dù sao thì những tài liệu loại này có thể được di dời được thì nên để đến sau cùng.
 
 
Ổn định môi trường
Hoạt động cứu hộ phải được lên kế hoạch để môi trường của các khu vực có nước gây thiệt hại có thể được ổn định và kiểm soát cả trước và trong khi di dời các tài liệu. Trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm, nấm mốc có thể phát triển ở khu vực nước gây thiệt hại trong vòng 48 giờ. Trong bất cứ thời tiết nào, nấm mốc có thể xuất hiện trong vòng 48 giờ ở các khu vực kém thông thoáng có độ ấm và độ ẩm tạo ra do hỏa hoạn trong các khu vực cận kề khu nhà. Vì lý do này, nên nỗ lực để làm giảm các độ ẩm cao và nhiệt độ, và làm thông thoáng các khu vực ngay khi nước rút hoặc được bơm ra. Các tài liệu bị ngâm trong nước phải giữ cho càng mát càng tốt bằng mọi cách có sẵn và phải tuần hoàn không khí tốt cho đến khi chúng được ổn định. Để những tài liệu đó hơn 48 giờ trong nhiệt độ trên 70 độ Fahrenheit và một độ ẩm tương ứng trên 60 phần trăm mà không có tuần hoàn không khí tốt thì hầu như chắc chắn nấm mốc tăng trưởng rất nhanh và sẽ dẫn đến chi phí để khôi phục và phục hồi là cao.
 
Các điều kiện này gây thiệt hại nhiều nhất cho các tuyển tập được in trên các tài liệu được bọc giấy phủ và có nhiều protein như da và sách đóng bằng giấy da. Các chất vải có chứa nhiều tinh bột, hồ dán, các chất keo dính và các chất dán khác đều chịu ảnh hưởng một cấp độ nhỏ hơn. Chừng nào các cuốn sách còn xếp chặt trên giá thì nấm mốc chỉ có thể phát triển phía bên ngoài cạnh của gáy sách. Do vậy, không cần nhiều nỗ lực lắm trong những điều kiện như vậy, chỉ cần tách riêng các cuốn sách và xoè mở ra như hình quạt là được.
 
Có một nguyên tắc chung là các cuốn sách bị ngâm nước đặt trong những khu vực ấm và ẩm ướt mà không có sự thông khí thì sẽ bị nấm mốc tấn công nhanh chóng. Khi chúng bắt đầu khô đi, gáy sách và phần cạnh của các cuốn sách sẽ nhanh chóng bị nấm mốc tấn công. Các hồ sơ lưu trữ mà không bị ảnh hưởng gì sẽ không bị nấm mốc tấn công nhanh chóng. Một vấn đề khác tồn tại đối với các cuốn sách được in trên giấy bọc bị ngâm nước là nếu phơi khô trong điều kiện này, các bìa sẽ dính hẳn vào nhau.
 
Đánh giá thiệt hại và lên kế hoạch cứu hộ
Thời tiết là yếu tố quan trọng cần đánh giá trong việc xác định nên hành động như thế nào sau bất cứ trận lũ hoặc trận hoả hoạn nào gây thiệt hại cho các tư liệu thư viện và lưu trữ. Khi thời tiết nóng và ẩm ướt, việc cứu hộ nên được tiến hành ngay để phòng ngừa và kiểm soát sự tăng trưởng của nấm mốc. Khi thời tiết lạnh thì nên dành thêm thời gian để lên kế hoạch cho hoạt động cứu hộ và thử nghiệm với nhiều cách thức phục hồi khác nhau.
 
Bước đầu tiên là xác định mức độ và bản chất của thiệt hại. Một khi đã có sự đánh giá thiệt hại, có thể xây dựng các kế hoạch vững chắc và các ưu tiên cứu hộ. Những kế hoạch đó bao gồm việc xác định các cơ sở vật chất, thiết bị đặc biệt và cả yêu cầu nhân sự.
 
Những đánh giá quá thận trọng, thiếu thực tế và không đầy đủ về thiệt hại có thể gây ra thiệt hại cho các vật phẩm có giá trị, cũng như tạo sự lẫn lộn trong tất cả các giai đoạn xử lý phục hồi. Tốc độ là điều quan trọng nhất, nhưng không thể hy sinh cho việc lên kế hoạch cẩn thận, là kế hoạch nhắm tới các phương cách cứu hộ tương thích, an toàn và hiệu quả trong hoàn cảnh hiện tại. Dứt khoát phải có một hệ thống báo cáo hiệu quả. Bảng kê các số điện thoại, vị trí giá sách và số giá sách sẽ hỗ trợ cho công việc tiếp nhận những bộ sưu tập quay trở lại sau khi được làm khô, vì thế vị trí của giá sách lúc ban đầu cần được xác định, càng hiệu quả càng tốt.
 
Việc duy trì một báo cáo bằng ảnh và văn bản về tất cả các giai đoạn hoạt động khôi phục là cần thiết, nhưng thường xuyên là nhiệm vụ bị bỏ quên, mặc dù công việc này sẽ hỗ trợ cho quá trình bồi thường bảo hiểm và trình bày điều kiện của vật phẩm trước khi làm đông hay sấy khô. Chúng tôi thấy rằng khi tiếp nhận trở lại các vật phẩm sau quá trình làm khô, một vài nhà quản lý bị sốc vì hình thức biến dạng của vật phẩm, họ tin rằng có thể điều kiện sẽ tốt hơn nhiều, hay phải phục hồi được ở mức độ nào đó. Báo cáo bằng hình ảnh là một lời nhắc nhở rất hữu ích rằng việc biến dạng vật phẩm do nước gây ra ban đầu, chứ không nhất thiết là hậu quả của quá trình làm khô. Báo cáo có dạng hình ảnh nên cung cấp bằng chứng chủ yếu cho các lý do và bản chất của thiệt hại phát sinh thêm từ bất cứ công đoạn nào của quá trình phục hồi.
 
Đội ngũ làm công tác khôi phục
Việc tiến hành một hoạt động cứu hộ hiệu quả và thành công sau một trận lũ lụt lớn hoặc thảm hoạ tương tự, bên cạnh việc có một đội ngũ lao động tận tuỵ, thì cần phải quy tụ một đội ngũ các chuyên gia trước khi triển khai công việc thực tế.
 
Người lãnh đạo nên là người đã có kinh nghiệm thực tế và sự hiểu biết về những tác động của các điều kiện môi trường khác nhau lên tất cả các loại chất liệu bị ngâm nước, các điều kiện và các thời kỳ. Nhóm trưởng nên được giúp đỡ bởi những người trông bảo tàng, vì những người này biết ngay về bộ sưu tập; những nhà bảo tồn, là người có thể tư vấn thêm, cũng như là giúp đỡ trong việc tập huấn cho cán bộ về các bước di dời an toàn; các chuyên gia thu mua; các kỹ sư bảo dưỡng toà nhà; các thợ điện; các thợ mộc; các thợ hàn; nếu có thể thì cả nhà hoá học và các chuyên gia an toàn sức khoẻ.
 
Cần có một hoặc nhiều người quen thuộc với các nguồn thông tin ở địa phương và quốc gia, để hỗ trợ trong việc xác định địa điểm và mua sắm các thiết bị chức năng, trang thiết bị và nguồn vật tư đặc biệt cần thiết phục vụ cho hoạt động cứu hộ. Họ nên quen thuộc với việc sử dụng các Trang vàng để tìm kiếm các chất liệu và thiết bị, có thể tìm được các nhà cung cấp hoá chất chủ chốt trong nước,  nói chung, nếu cần, họ có đủ thẩm quyền để giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà.
 
Đội ngũ chuyên viên quy tụ nên được giới thiệu tóm tắt cẩn thận về kế hoạch khôi phục và những nguyên tắc cần phải theo, cũng như các phương án để đối phó với sự bất thường khác nhau cần được áp dụng, những ưu tiên cần tuân theo và những trách nhiệm cụ thể của họ.
 
Các trưởng nhóm cần được xác định và hướng dẫn một cách cụ thể về kế hoạch khôi phục, các mục đích và mục tiêu chủ yếu. Lần lượt, các trưởng nhóm sẽ giới thiệu vắn tắt cho tất cả các công nhân để họ hiểu về mục đích của kế hoạch và việc cần phải làm gì. Một nhóm được tóm tắt thông tin đầy đủ và tận tâm với công việc sẽ tốt hơn nhiều so với những cá nhân nhiệt tình, được phép tiến hành hoạt động nhưng sẽ làm gián đoạn kế hoach chủ yếu của nhóm.
 
Các mục tiêu chính của nhóm nên là:
Ổn định điều kiện của các vật phẩm trước khi di dời bằng cách tạo ra môi trường cần thiết để tránh gây thêm thiệt hại.
Khôi phục tối đa số lượng vật phẩm từ các bộ sưu tập bị thiệt hại theo cách giảm thiểu tối đa các chi phí và công tác cứu hộ trong tương lai.
 
NHỮNG XEM XÉT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI VIỆC KHÔI PHỤC TỔN THẤT DO NƯỚC GÂY RA
CÁC BỘ SƯU TẬP
Tìm kiếm lời khuyên của các chuyên gia là những người có thể trợ giúp ngay tại địa bàn xảy ra thảm hoạ.
 
Tổ chức một đội cứu hộ thảm hoạ và chuẩn bị một kế hoạch hành động tổng hợp, cũng như kế hoạch cho sự ứng phó với các sự kiện xảy ra bất thường.
 
Không cố di dời các vật phẩm ra khỏi khu vực cho đến khi có một kế hoạch tổng thể được xây dựng với lịch ưu tiên và tất cả mọi người đã được cung cấp thông tin tóm tắt và đào tạo đầy đủ.
 
Vào mùa đông, hãy tắt hết tất cả lò sưởi trong toà nhà. Mùa hè, giảm nhiệt độ càng nhiều càng tốt ở máy điều hoà không khí.
 
Tạo ra luồng thông khí tối đa xuyên suốt tất cả các khu vực bị ảnh hưởng bằng cách mở tất cả các cửa sổ và cửa ra vào. Nếu các thiết bị điện hoạt động thì bật càng nhiều quạt càng tốt để tạo một luồng khí để đẩy không khí ẩm ra khỏi nhà. Sử dụng các thiết bị hút độ ẩm cùng với điều hoà không khí và luồng không khí mạnh. Mục tiêu là để tránh những túi khí tù đọng và giảm độ ẩm.
 
Nếu không có điện thì thuê máy phát điện để cấp điện cho các bóng đèn, quạt, thiết bị hút ẩm và các dịch vụ điện khác. Vì mục tiêu an toàn, tất cả các đường điện phải chống thấm nước và phải lắp đặt ngầm và phải được quản lý bởi nhân sự phụ trách y tế và an toàn.
 
Không cho phép bất cứ ai mở những cuốn sách ướt; tách các trang giấy ra riêng lẻ; tháo bỏ các tờ bìa khi sách đã thấm nước; hay làm xáo trộn các hộp tài liệu ướt, giấy in, tranh và ảnh. Việc xử lý như vậy có thể dẫn đến kết quả thiệt hại ở nặng nề và không thể sửa chữa được đối với các cuốn sách đáng ra có thể cứu hộ được. Giảm giá thành của việc khôi phục trong tương lai là một trong những ưu tiên hàng đầu của hoạt động cứu hộ.
 
Vận động cộng đồng đi tìm chỗ làm lạnh và kho lưu trữ.
Tìm các nguồn để kiếm thùng có thể tích hình khối một foot và các hộp cát tông gấp nếp.
 
Các bước đầu tiên trong công tác sơ tán ra khỏi những khu vực bị nước gây thiệt hại
Nếu các tài liệu sắp được làm đông, nên sắp xếp trước để chuyển những tài liệu đã đóng gói đến các thiết bị làm lạnh ngay. Không được để lại các tài liệu đã đóng gói hoặc để gần khu làm lạnh quá một vài giờ, vì khi trì hoãn lại thì khả năng phát triển của nấm mốc sẽ tăng lên. Trước khi bắt đầu di chuyển tài liệu đã thấm nước, nên sử dụng hết công suất đèn chiếu sáng, quạt, các thiết bị hút ẩm và tất cả các thiết bị thông gió khác. Bề mặt của các nơi làm việc phải dùng tấm nylon bao phủ. Các khu vực để đóng gói hoặc làm khô nên được dọn quang, không để các thiết bị và đồ đạc không cần thiết.
 
Di chuyển và đóng gói các tài liệu bị nước gây thiệt hại - Lực lượng lao động
Sự an toàn của các tài liệu và những chi phí khôi phục trong tương lai sẽ tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực và sự tận tâm của đội cứu hộ. Công việc này sẽ khó khăn, bẩn thỉu và đôi khi bị bực bội. Các trưởng nhóm không nên do dự khi phải đuổi những người lao động bất cẩn và vô ý thức. Kinh nghiệm cho thấy sẽ hiệu quả nhất nếu các nhóm có kỷ luật tốt được cho nghỉ giải lao ngắn và cung cấp đồ ăn thức uống nhẹ trong cứ mỗi một tiếng rưỡi đồng hồ. Các nhóm làm công tác cứu hộ rất vất vả sẽ không được chia lợi ích gì.
 
Di chuyển ra khỏi khu vực bị nước gây thiệt hại - Bảng danh mục và các hồ sơ lưu khác của bộ sưu tập
 
Cần dành sự ưu tiên cao cho việc cứu hộ danh mục và các hồ sơ lưu của bộ sưu tập. Công tác cứu hộ nên tránh bất cứ hành động nào mà có thể tháo rời hoặc xóa các dấu hiệu hoặc nhãn mác.
 
Trong giai đoạn xây dựng kế hoạch tiền dự án khôi phục, cần quyết định xem có nên dùng một hệ thống xác định số vị trí mà có thể sử dụng khi tài liệu được xếp lại vào giá sách theo thứ tự tương tự sau khi đã làm khô. Cần xác định và cách ly các tài liệu rất ướt ra khỏi tài liệu chỉ ướt một phần; các tài liệu bị nhiễm nấm ra khỏi tài liệu không bị nhiễm nấm; các vật phẩm hiếm và nhạy cảm ra khỏi tài liệu ít hiếm và nhạy cảm hơn v.v. Nếu muốn đạt được việc khôi phục trật tự, hiệu quả và an toàn, cùng với việc kiểm soát cách lựa chọn làm khô và các phương pháp đặc biệt khác để cứu hộ các tài liệu hiếm và nhạy cảm, thì một hệ thống mã hộp là không thể thiếu.
 
Nên trao trách nhiệm cụ thể cho ít nhất một người trong việc kiểm kê tại mỗi vị trí nơi các tài liệu được đưa đi từ các giá sách và các hộp. Người này có thể chịu trách nhiệm giám sát việc đóng hộp và quá trình in mã hộp.
 
Các băng chuyền và công nhân làm việc theo dây chuyền thường được bố trí để di dời số lượng tài liệu lớn từ mỗi giá, đóng gói chúng vào các hộp giấy xốp hoặc cho vào thùng nhựa có hình khối, rồi chuyển chúng đến nơi tập kết để vận chuyển vào các kho chứa có thiết bị làm lạnh. Thời điểm này phải đối phó thêm với những thiệt hại và sẽ có cả sự lúng túng nữa. Nên giám sát số người liên quan trong hoạt động này và cả hành vi của họ một cách cẩn thận. Cố gắng tạo sự nhịp nhàng khi sử dụng dây chuyền công nhân, làm cho mọi người bận rộn nhưng không đòi hỏi quá gay gắt. Quá nhiều người sẽ làm cản trở quá trình xử lý, khuyến khích lười nhác và giảm hiệu quả hoạt động. Nên khuyến khích việc chỉ dẫn các nhóm hàng ngày về những nhiệm vụ phải thực hiện và nên thông báo cho họ về các mục tiêu chủ yếu của công tác cứu hộ và sự thay đổi so với kế hoạch tổng thể. Nhóm công tác hiệu quả và tận tâm cần phải được cung cấp tất cả các điều kiện bổ sung phục vụ cho sự tồn tại của con người, chẳng hạn như thời gian nghỉ ngơi thường xuyên, nơi ăn uống, một nơi thuận lợi để tắm rửa và chăm sóc y tế ngay lập tức.
 
Các bản gốc và các tài liệu rời khác gây ra những vấn đề đặc biệt khó khăn khi chúng bị rải rác. Việc chỉ ra vị trí tương đối khi chúng được tìm thấy trong hoạt động cứu hộ có thể vô cùng hữu ích về sau này. Không bao giờ được di chuyển các tài liệu từ vị trí này thành nhiều chồng lớn hay để chất đống lên nhau, ở ngay tại đó hay ở bên cạnh nhà tạm, vì trọng lượng quá tải của những cuốn sách bị ngấm nước và các tài liệu lưu trữ có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về mặt vật chất.
 
Khi những quyển sách bị hủy hoại cuốn trôi từ Biblioteca Nazionale (thư viện quốc gia) ở Florence do thảm họa từ trận lũ của sông năm 1966, một số lượng sách đáng kể đã bị chất đống bên ngoài toà nhà thư viện trong lúc đợi chờ vận chuyển đến các cơ sở để làm khô. Hành động này gây ra tổn thất đáng kể với những quyển sách đã thấm đẫm nước và dẫn tới những chi phí rất cao cho hoạt động khôi phục hậu thảm hoạ.
 
Di chuyển và đóng gói
Lối đi giữa các giá sách và đường đi chính có thể sẽ được sử dụng để phơi các tài liệu bị ướt. Tài liệu cần phải được di chuyển trước tiên riêng rẽ bởi dây chuyền công nhân, trong điều kiện nguyên vẹn như khi tìm thấy chúng. Các cuốn sách mở ra sẽ phồng lên nhiều, nhưng không cần cố gắng đóng chúng lại. Việc đóng chúng lại sẽ gây thêm tổn thất, làm rách giấy vì giấy ướt thì không giở được. Thay vào đó, hãy mang nguyên những cuốn sách đó sang khu vực khô ráo bên cạnh nơi có đội cứu hộ chờ để đóng gói, mà không làm ảnh hưởng đến hình dạng của sách. Không nên gói chặt đối với loại sách đặc biệt mà nên đóng phẳng trong các hộp giấy và tách mỗi cuốn sách bằng một lớp giấy ướp lạnh và một tờ giấy po-li-xti-ren cỡ ½ inch.
 
Đội đóng gói cũng nên có số lượng người tương ứng với số lượng người của đội mang sách bị hư hại đến cho họ. Việc này sẽ tránh tình trạng thắt nút cổ chai và các tài liệu bị chất đống trên sàn chờ được đóng gói. Nếu như đủ số lượng ngưòi và băng chuyền, việc đóng gói hiệu quả nhất sẽ có ngay tại chỗ. Các đội sẽ được tổ chức để tập kết tài liệu đóng gói và chuyển chúng tới những người đóng gói thành một dây chuyền trơn chu. Sử dụng dây chuyền công nhân hoặc băng chuyền thứ hai sẽ làm giảm tình trạng thắt cổ chai và khả năng chuyển tài liệu đến ảnh hưởng tới dòng chảy của các chất liệu đóng gói đang được nỗ lực di chuyển ra khỏi toà nhà. Sau khi những hòn đảo đã được dọn dẹp hoàn toàn, công việc chính của công tác khôi phục có thể bắt đầu. Hy vọng, quyết định về việc di chuyển tài liệu nào đầu tiên sẽ được đưa ra: các tài liệu ướt nhất hay các tài liệu có điều kiện tốt nhất. Như đã trình bày trước đây, nếu phần lớn các chất liệu chỉ ẩm ướt và còn ở trong điều kiện tương đối tốt, nên được di chuyển trước và cần di chuyển nhanh hơn các tài liệu khác. Trong những tình huống đó, việc dỡ sách ra khỏi giá và đóng gói là một hoạt động nhanh chóng và sẽ giúp thiết lập một dây chuyền làm việc trôi chảy. Khi mỗi một hàng của các giá sách được dọn sạch, người trợ lý nên đánh số mỗi hộp, ghi lại số hộp và ghi nội dung chung của chúng vào một sổ tay. Nhiều nội dung của các hộp hồ sơ lưu trữ hầu như không bị thấm nước, nếu trước đó chúng được đặt gần nhau. Tuy nhiên, những loại hộp nhất định có lớp lót gấp nếp bên trong, chúng có thể rất ướt ngay cả khi những phần chính của nội dung chỉ bị ẩm ướt. Trong những trường hợp như vậy cách tốt nhất là đóng gói lại các nội dung vào những hộp mới hoặc vào các hộp nhựa. Việc làm này sẽ không chỉ làm cho mỗi hộp nhẹ hơn khi vận chuyển và tránh cho hộp bị ướt gãy đổ mà còn làm cho tiến trình làm khô được nhanh chóng hơn. Khi đóng gói lại, điều quan trọng nhất là đánh lại số chính xác cho những hộp mới.  
 
Sắp đặt những tài liệu còn lại và làm vệ sinh các khu vực bị nước thấm
Nếu các tài liệu ướt nhất được di dời trước tiên, thì thông thường các tài liệu khô hơn sẽ để ở trên bốn hoặc năm tầng đầu của giá sách và đóng gói cạnh nhau. Không vì bất cứ lý do gì, loại tài liệu thứ ba này được tách ra hoặc dàn trải ra trong nỗ lực cứu trợ trước đó. Nấm mốc sẽ không thể phát triển được bên trong các tài liệu đã được đóng gói.
 
Tuy nhiên, do những tài liệu bị để trong môi trường không khí ẩm, có thể trong vài ngày, thì dường như nấm mốc sẽ phát triển phía bên ngoài của gáy sách và các hộp. Điều này sẽ ít xảy ra hơn nếu có nỗ lực hết sức để giảm nhiệt độ, độ ẩm và thiết lập một luồng khí thoáng, trong khi sơ tán các tài liệu ướt nhất,.
 
Các cuốn sách và thùng hồ sơ đang ở trong điều kiện tốt không cần phải gửi đến cơ sở làm đông lạnh mà có thể làm khô với những điều kiện môi trường xung quanh. Tuy nhiên, không vì bất cứ lý do gì cố gắng làm khô trong khu vực tìm thấy tài liệu, bởi vì môi trường này sẽ không hoàn toàn thích hợp. Thay vào đó, nên chuyển những cuốn sách này sang một môi trường được kiểm soát, trong khi các giá sách, tường, sàn nhà và trần nhà được làm tiệt trùng và các công việc bảo dưỡng cần thiết để trả lại điều kiện bình thường cho khu vực. Nếu được di chuyển, các tài liệu nên sắp xếp để có không khí thoáng giữa các cuốn sách miễn là khu vực làm khô có tuần hoàn khí tốt, cùng với điều hoà không khí và thiết bị hút ẩm. Nếu không có điều hoà không khí, nên sử dụng quạt và các thiết bị hút ẩm để lưu thông không khí và hút bớt hơi ẩm ra khỏi khu vực. Độ ẩm tương đối của một khu vực làm khô không nói lên độ ẩm cụ thể của các chất liệu có chứa cellulose. Độ ẩm thông thường của giấy là từ 5 đến 7% trọng lượng. Các chất liệu cho cảm giác khá khô khi chúng được đưa ra khỏi khu vực ẩm ướt và thiệt hại do lũ lụt gây ra, có thể còn chứa độ ẩm từ trên 10 đến 20 phần trăm.
 
Làm nóng là một trong những phương thức để làm khô tốt nhất, nhưng phương thức này làm tăng khả năng phát triển của nấm mốc trên các loại sách và văn bản, chỉ nên hong khô nóng nếu có chế độ tuần hoàn không khí tốt và chế độ hút  ẩm được thiết lập. Nên đặt các nhiệt kế đo nhiệt độ và độ ẩm để kiểm tra khu vực chung, các thiết bị đo độ ẩm để đo độ ẩm trong bản thân các tài liệu.
 
Làm vệ sinh sau một trận lũ
Thời gian an toàn nhất để làm sạch các tài liệu là sau khi chúng đã khô. Nếu thiệt hại do nước gây nên từ hậu quả của một trận lũ, trong những hoàn cảnh nhất định, cần xem xét những việc sau đây. Kinh nghiệm của trận lụt ở Florence cho thấy thời gian tốt nhất để tẩy bùn là sau khi các cuốn sách đã khô. Tuy nhiên cũng có vài cuốn sách được lợi từ việc tẩy rửa một phần trong giai đoạn còn ướt.
 
Nếu có điều kiện trợ giúp đầy đủ, hãy mang những cuốn sách bị dính bùn nhưng không thể bị nước làm hỏng thêm nữa xả bằng nước chảy sạch. Những cuốn sách đang đóng có thể để xả dưới vòi nước mỗi lần một cuốn, và lượng lớn bùn đất được loại bỏ bằng vòi xịt nước. Không nên áp dụng cách tẩy rửa tương tự đối với những tập sách mở, các bản thảo, tác phẩm nghệ thuật bằng giấy và cả các bức ảnh.
 
Không nên chà sát và đánh bóng, không nên cố gắng loại bỏ các vết dầu bẩn. Bất cứ thứ gì khó loại bỏ thì tốt nhất là để đến sau lúc làm khô, khi các kỹ thuật loại bỏ vết bẩn được áp dụng trong giai đoạn khôi phục. Trong một số trường hợp, các sách in được bao bằng vải hoặc giấy có thể để chìm trong nước sạch đang chảy khoảng thời gian đến hai tuần. Mặc dù vậy, nên tránh làm việc này nếu có thể, chỉ nên làm như vậy khi còn có lựa chọn duy nhất là để những cuốn sách đó trong không khí ấm và ẩm trong khi chờ đợi làm sạch.
 
Tẩy rửa kỹ lưỡng để loại bỏ lượng lớn bùn đất bám vào
Có một quy trình tẩy rửa kỹ lưỡng hơn, nhằm loại bỏ càng nhiều bùn đất và chất nhờn càng tốt ra khỏi những cuốn sách, cần tới từ sáu đến tám thùng đủ lớn để có thể chứa được số lượng sách lớn nhất trong bộ sưu tập. Quá trình này hiển nhiên là ướt và bẩn thỉu nên cần tổ chức bên ngoài trời trong điều kiện thời tiết tốt hoặc trong khu vực phù hợp để sử dụng và loại bỏ lượng lớn nước. Vì cần phải dùng lượng lớn nước, khu vực sẽ ướt và bẩn trong suốt quá trình hoạt động, việc có đường thoát nước tốt là một vấn đề quan trọng.
 
Bất cứ vật chứa không bị rỉ sét nào cũng có thể được sử dụng nếu chúng đủ lớn,  nhưng nên sử dụng các thùng chứa bằng nhựa (20 hoặc 30 gallons/90.8 hoặc 136.2 lít). Mỗi thùng nên được trang bị vòi nước tạo áp suất thấp, chảy liên tục xuống đáy, vì thế nước nước sạch sẽ thay thế khi nước bẩn sẽ chảy tràn ra. Nên buộc chắc chắn từng vòi nước để tránh gây tổn thất đối với những cuốn sách được rửa. Nên khuyến khích sử dụng các ván kê, ủng cao su, găng tay và tạp dề để bảo vệ cho các công nhân.
 
Giữ một cuốn sách đóng chặt, một người công nhân nên nhúng một cuốn sách một lần vào can đầu tiên và loại bỏ càng nhiều bùn đất càng tốt bằng việc khoả nhẹ dưới nước. Các công nhân không nên sử dụng bàn chải và bất cứ công cụ gì vì có thể gây nên việc chà sát thô bạo. Các cuốn sách nên chuyển từ can này sang can khác và các hoạt động lặp lại cho đến khi phần lớn bùn được loại bỏ. Ở can cuối cùng, các cuốn sách nên được rửa qua bằng việc xì nhẹ bằng nước sạch. Không cần phải nỗ lực để loại bỏ bùn đất mà còn bám sau khi lau chùi dưới nước. Sẽ tốt hơn nhiều nếu làm việc này sau khi sách khô.
 
Cuối cùng, lượng nước thừa còn lại ở trong sách có thể dùng tay tạo áp lực để lấy nước ra; không bao giờ sử dụng máy để ép. Cần nhấn mạnh rằng cách làm trên chỉ nên do một đội ngũ đã được hướng dẫn cẩn thận thực hiện ở một khu vực thích hợp. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về khả năng làm theo những hướng dẫn của đội ngũ này, không nên thực hiện việc tẩy rửa nữa. Có nhiều loại sách mà không nên tẩy rửa trong nhiều hoàn cảnh, do đó, bắt buộc phải được tư vấn bởi của nhà bảo tồn sách có kinh nghiệm, người có thể nhận diện nhiều chất liệu và hiểu các yêu cầu xử lý sách.
 
Các nguyên tắc ổn định sách bằng cách làm đông
Phương pháp thường được chấp nhận nhiều nhất về cách làm ổn định thư viện  và các tài liệu lưu trữ bị nước làm thiệt hại trước khi chúng được làm khô là phương pháp làm đông và bảo quản trong các điều kiện nhiệt độ thấp. Cách làm này cần mất thêm thời gian để lên kế hoạch và tổ chức các bước cần thiết để làm khô tài liệu và chuẩn bị địa điểm khôi phục và một toà nhà để nhận lại bộ sưu tập sau khi làm khô. Làm lạnh là phương pháp bảo quản chất liệu bị nước làm thiệt hại một cách an toàn và trong khoảng thời gian không xác định trong điều kiện vật chất tương tự khi chất liệu được phát hiện, tránh làm tăng thêm tổn thất do nước và nấm mốc gây ra trong khi chờ đợi xử lý.
 
Làm lạnh không phải là một phương pháp làm khô, hoặc không thể tiêu diệt các bào tử nấm, nhưng rất hiệu quả trong việc kiểm soát nấm mốc bằng kích thích một giai đoạn ngủ đông của các bào tử nấm. Nếu nấm gây ra tổn thất cho tài  liệu đã bị làm đông, thì điều quan trọng là phương pháp làm khô được lựa chọn phải ngăn ngừa việc bào tử nấm mốc hoạt động trong quá trình làm khô. Vì lý do này, điều quan trọng là phải cách ly tài liệu đó trong khi tiến hành các hoạt động di dời và đóng gói.
 
Làm ổn định bằng phương pháp làm lạnh cũng đưa lại những lợi thế quan trọng, khi không thể đánh giá ngay giá trị của với những tài liệu bị hỏng, hay để xác định xem những vật phẩm có thể hoặc không thể thay. Nói cách khác, làm ổn định là cách để đợi chờ trong lúc tính toán chi phí phục hồi, chuẩn bị những điều kiện môi trường lưu kho và khôi phục lại toà nhà. Trong vài trường hợp, có thể cần thiết khôi phục lại và xây lại các cơ sở vật chất ban đầu là một quá trình cần có một khoảng thời gian dài.
 
Nếu kỹ thuật làm đông được sử dụng sau trận lụt thảm khốc ở Florence năm 1966, có nhiều nghìn tuyển tập nữa đã được cứu hoàn toàn hoặc chỉ phải chịu những thiệt hại rất nhỏ. Các thư viện của thành phố Florence đã chịu những tổn thất rất lớn chủ yếu đối với tài liệu của thế kỷ 19 và 20. Trong những bộ sưu tập đó, chịu những thiệt hại nặng nhất là những cuốn sách được in trên giấy phủ bọc, có nhiều trang sách bị dính vào nhau trong quá trình làm khô và sau đó không thể tách chúng ra được. Phần lớn những tổn thất đó đã có thể tránh được nếu các tài liệu được làm đông trong khi còn ướt và nếu phương pháp làm khô hiện nay đã biết được sử dụng để tránh việc các trang sách bị dính vào nhau.
 
Sự tác động đối với những tuyển tập bị ngấm nước đã được làm đông, những tuyển tập bị mất hình dạng hoặc bị hỏng gáy sách do ngâm trong nước, là độ dày của các tuyển tập bị tăng lên không đáng kể do việc làm đông, nhưng việc làm tăng độ dầy được thấy là không gây ra thiệt hại gì nhiều cho những tuyển tập đã bị thiệt hại. Nhiều nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu và Thí nghiệm của Thư Viện Quốc Hội cho thấy không có bằng chứng nào về việc các chất liệu có chứa cellulo và protein bị thiệt hại do hoạt động làm đông gây nên.
 
Làm đông là một phương pháp cứu hộ có nhiều ưu điểm khác. Phương pháp này có thể ổn định các chất liệu hoà tan nước như mực, thuốc nhuộm và các vết nước bẩn v.v, nếu không những chất liệu này có thể bị loang ra do làm giây bẩn, nếu chúng được làm khô từ giai đoạn ướt bằng các phương pháp làm khô truyền thống. Làm đông là phương pháp làm cho các hợp chất tan trong nước ổn định trong quá trình sấy khô đông lạnh, nước bị loại bỏ nhờ hiện tượng thăng hoa. Cách này được biết đến như phương pháp làm khô duy nhất có khả năng làm khô mà không làm phát tán các hợp chất tan trong nước, miễn là giai đoạn làm đông chất liệu được duy trì trước khi và suốt quá trình làm khô.
 
Các điều kiện lưu kho bảo quản lạnh
Kích cỡ và sự hình thành của các tinh thể đá chủ yếu bị chi phối bởi tốc độ và nhiệt độ làm lạnh. Phương pháp đông lạnh chớp nhoáng dùng cho một số loại đồ ăn nhất định được sử dụng để làm lạnh nhanh trong vài giờ, thường đặt nhiệt độ thấp hơn -50 độ C. Lợi thế của phương pháp đông lạnh nhanh là các tinh thể đá thường làm ở dạng rất nhỏ, dẫn đến kết quả là hạn chế sự nở phồng. Các cơ sở vật chất làm đông lạnh nhanh có thể không có sẵn để xử lý kịp thiệt hại của nước gây ra, nên trong những điều kiện bình thường, phương pháp đông lạnh sẽ chậm hơn và bởi vậy sự hình thành các tinh thể đá lớn hơn, nhưng việc này không gây ra rắc rối gì cho phần lớn các bộ sưu tập thư viện và lưu trữ.
 
Một khi đã bị làm đông, những điều kiện nhiệt độ lạnh nên duy trì ở mức khoảng 00 Fahrenheit (-180C). Những nhiệt độ thấp hơn sẽ không gây ra ảnh hưởng gì, nhưng nhiệt độ cao có thể làm tăng kích cỡ của tinh thể đá.
 
Chuẩn bị làm đông
Trước khi làm đông, xu hướng đi rửa sạch các mảnh vụ còn sót lại có thể xảy ra, đặc biệt là nếu đó là hậu quả của dòng lũ, nhưng không nên làm việc này do thiếu thời gian, công nhân có kỹ năng, nguồn cung cấp nước sạch, và cả số lượng tài liệu được xử lý (không bao giờ dùng nước để tẩy rửa những tổn hại do khói gây ra trong bất cứ hoàn cảnh nào).
 
Không bao giờ nên giao việc tẩy rửa bằng nước cho người chưa được đào tạo, vì làm vậy sẽ gây ra thêm tổn thất, hoặc không để mất nhiều thời gian cho việc này, nếu không có sự hỗ trợ của người được đào tạo sẽ gây ra sự chậm trễ đáng kể trong việc làm đông phần lớn các tài liệu. Trong mọi hoàn cảnh, không nên cố gắng tẩy rửa những chất liệu có hợp chất hoà tan trong nước, chẳng hạn như các loại mực, mầu nước, mầu keo hoặc các loại thuốc nhuộm.
 
Kinh nghiệm cho thấy rằng các chất liệu như vậy cũng như những chất liệu dễ vỡ hoặc mỏng manh có thể bị tổn hại nghiêm trng và không thể cứu chữa do những người công nhân chưa được đào tạo cố gắng làm sạch và khôi phục ngay tại chỗ. Những chất liệu đó cần sự quan tâm của các chuyên gia và  nhiều thời giờ làm việc cẩn thận, nếu muốn chịu ít tổn thất nhất. Thời kỳ hành động khẩn cấp và sơ cứu là thời điểm nguy hiểm không thích hợp đối với việc làm cẩn thận đòi hỏi cần phải có để khôi phục những tài liệu về gần với trạng thái nguyên thuỷ. Điều kiện chung của tài liệu bị tổn thất sẽ xác định cần bao nhiêu thời gian có thể chuẩn bị cho việc làm đông. Ít nhất, nhiều tuyển tập nên được bọc bằng với giấy làm đông hoặc giấy silicon, nếu như các tờ bìa sẽ dính lại với nhau trong quá trình làm đông.
 
Tất cả tài liệu hiếm, thực sự quý giá và dễ bị hỏng nên chuẩn bị tách riêng ra khỏi tài liệu khác để làm đông và cũng nên tách các loại tài liệu riêng rẽ để có thể định vị và nhận dạng mỗi loại trước khi làm khô. Mỗi loại có thể lại yêu cầu cách làm khô khác nhau hơn là sử dụng cho các chất liệu kém nhạy cảm hơn. Ví dụ, những cuốn sách được in trước đây và các bản thảo được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau gồm có chất liệu từ giấy da, da thuộc, giấy, pha len, ngà voi, các loại mực và màu nước. Các loại khác sẽ mỏng manh và vô cùng nhạy cảm với nước. Những tài liệu đó cần được làm khô rất cẩn thận và nếu dùng cách làm khô đông lạnh, nên thực hiện với một lượng tối thiểu hơi nóng trong lò. Nếu chỉ có một vài tài liệu, thì có thể gửi chúng  thẳng đến chuyên gia bảo tồn đã được cấp phép để xử lý ngay.
 
Các bình chứa và các phương pháp đóng gói để làm đông
Nên cẩn thận lựa chọn các thùng chứa đóng gói. Mặc dù các hộp cát tông gấp mua rẻ hơn, định vị và lưu kho dễ dàng hơn so thùng nhựa, nhưng chúng có thể hạn chế tốc độ và hiệu quả làm khô và cũng dễ bị đổ gẫy khi đựng tài liệu ướt. Nếu có thể quyết định trước là sẽ dùng phương thức nào để làm khô, nên lưu ý những yêu cầu kỹ thuật của hệ thống làm khô nhỏ lẻ. Ví dụ, nếu phương pháp sấy khô bằng đông lạnh được sử dụng, thì hộp nhựa một foot (tương đương đương 0.3048 m3) được khuyến khích sử dụng, vì không gian mở ở bên trong khay có khoá liên động hỗ trợ việc tách hơi đá hiệu quả bằng cách chuyển hoá.  Có vài hình thức hút khô chân không mà không xảy ra chuyển hoá thì sử dụng các hộp gấp nếp là khá phù hợp, tuỳ thuộc vào vị trí của nguồn hơi nóng trong lò. Trong trường hợp này hay trường hợp kia, hộp chứa không nên quá to hơn một foot khối để tránh trọng lượng quá nặng, cần có sự xem xét thoả đáng cho những công nhân vận chuyển tài liệu và giúp giảm thiểu thiệt hại từ những hộp bị đổ gẫy. Thường các hộp đựng được chuẩn bị làm đông lạnh trên các thanh nâng và đây là nơi mà trọng lượng nặng của các hộp ướt có thể bị sụp đổ và gây thêm tổn thất cho giấy tờ bên trong cả chồng tài liệu.  
 
Để tránh xảy ra việc này, sử dụng các hộp nhựa hoặc hộp gấp nếp vững chắc để đựng tài liệu ướt nhất và đóng hộp những hồ sơ lưu nếu các hộp gốc đã thấm đẫm nước. Cố gắng sử dụng một cỡ hộp và một loại hộp. Nếu không thể, đừng để lẫn lộn các cỡ hộp khi đóng gói trên các thanh nâng. Số lượng các hộp trên mỗi thanh nâng không nên lớn hơn số lượng cho phép, nếu không sẽ gây đổ vỡ.
 
Mặc dù các hộp được làm đông và làm khô nhanh hơn nếu không buộc quá chặt, các tài liệu bên trong sẽ méo mó trong quá trình làm khô. Để có thể làm khô tốt nhất cho các cuốn sách, thì nên đóng chúng chặt lại với nhau, để việc làm khô thực hiện bằng vài áp suất nén. Một cuốn sách không nên đóng quay gáy sách xuống, vì trọng lượng các khối văn bản sẽ gây ra đảo ngược hình gáy tròn tự nhiên. Đóng quay gáy sách xuống hoặc để sách phẳng và tránh để chồng  những sách lớn lên trên sách nhỏ hơn nhằm tránh lõm sách, mà điều này sẽ gây ra tốn kém để sửa chữa trong quá trình phục hồi.
 
Các quyết định được đưa ra ở giai đoạn này ảnh hưởng lớn đến kết quả đầu ra và các chi phí của các quá trình lưu trữ lạnh, làm khô và khôi phục. Thật không may là trước đây việc này chẳng được đánh giá cao một cách đầy đủ, nếu việc đóng gói trong giai đoạn này được quan tâm, chi phí cho công việc hậu khôi phục sẽ giảm đáng kể..
 
Chi phí cao chắc chắn sẽ phát sinh ra nếu các hộp có cỡ lẫn lộn chất đống trên các thanh nâng sẽ làm tăng khả năng gây gẫy đổ sụp tiềm ẩn, sẽ làm tan nát và thiệt hại tài liệu trong quá trình khôi phục.
 
Nên di chuyển những tài liệu ướt nhất thẳng từ thư viện ra các cơ sở làm đông, khuyến khích dùng ôtô tải có buồng làm lạnh có thể kéo đến khu vực tập kết tài liệu. Đối với những bộ sưu tập nhỏ và các loại tài liệu đã khô, có thể sử dụng đá khô để làm đông tài liệu cho việc vận chuyển trong các xe tải không có buồng làm lạnh đến các cơ sở làm lạnh dài hạn. (Nên mang găng tay mọi lúc khi tiếp xúc với đá khô)
 
Các công nghệ hút chân không và làm đông khô
Rất quan trọng để hiểu rằng những quy trình do các công ty hút chân không và làm đông khô có sự khác nhau đáng kể, tuỳ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của tài liệu cần làm khô. Phần lớn các công ty này phát triển công nghệ của họ để phục vụ cho lĩnh vực lương thực. Một vài công ty đã có kinh nghiệm làm khô giấy và các loại sách, tuy nhiên không thể biết được liệu hệ thống hoạt động thông thường của họ có an toàn không, có hiệu quả về mặt chi phí cho mục đích này hay không. Phương pháp làm kho đông lạnh có lợi thế đáng kể hơn so với làm khô bằng cách hút chân không, vì lúc nước vẫn còn lại khi ở trạng thái đóng băng trong lúc chuyển hóa, một quy trình loại bỏ nước từ trạng thái rắn sang trạng thái khí. Cách này tránh được hầu hết các vấn đề phát sinh liên quan đến sự giãn nở, kết dính vào [wicking] của môi trường nhạy cảm và dễ hoà tan của  nước. Nói chung, làm khô bằng hút chân không thường được xem như một quá trình thay đổi của dạng lỏng sang dạng hơi sẽ dẫn đến nhiều rủi ro hơn gây ra bởi sự giãn nở, biến dạng, kết dính và vết ố bẩn.
 
Mặc dù cả hai phương pháp làm khô được thấy là đã mang lại những kết quả tốt trong một số lần khôi phục thảm họa, nhưng chưa có sự so sánh giữa hai phương pháp. Chúng tôi thích phương pháp làm khô đông lạnh hơn, vì phương pháp này ít công kích nhất trong hai phương pháp. Mặc dù vậy, ví dụ trong nhiều trường hợp các tài liệu lưu trữ đã bị ảnh hưởng và có ít sách thực sự có giá trị thì phương pháp làm khô bằng cách hút chân không đã mang lại kết quả tốt. Sự lựa chọn giữa hai phương pháp có thể bị chi phối bởi bản chất, giá trị và điều kiện của tài liệu bị thiệt hại. Những bộ sưu tập hiếm có giá trị đáng kể cần được làm khô một cách thích hợp, vì tính nhạy cảm của chất liệu nền và môi trường, và đó là lý do tại sao trước đây chúng tôi gợi ý là nên tách các chất liệu quý hiếm ra riêng biệt.
 
Phương pháp làm khô đông lạnh dùng để làm khô các vật phẩm động vật ở nhiệt độ thấp bên trong lò, thấp hơn nhiệt độ dùng cho hầu hết quá trình chế biến thực phẩm. Một vật phẩm động vật có thể phải mất một vài tuần để làm khô.Với tốc độ làm khô chậm như vậy, chi phí sẽ cao. Phần lớn các chất liệu của giấy và sách chịu được nhiệt độ cao hơn nhiệt độ được sử dụng để làm khô các vật phẩm động vật mỏng manh và cần có nhiệt lượng để làm cho quy trình làm khô hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn về mặt chi phí.
 
Nếu có một lò làm khô bằng phương pháp chân không hay làm khô đông lạnh được thiết kế để hoạt động với các nguồn khí nóng bên trong lò, không được để tài liệu được làm khô chạm vào lò, tránh để quá nóng và cháy. Nhiệt độ phía bên trong lò không nên lớn hơn 100 độ Fahrenheit (37.8 độ C). Đối với các chất liệu nhạy cảm, bao gồm cả chất liệu sách trước đây có hỗn hợp giấy, chất liệu giả da và gỗ v.v., dưới các nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ sử dụng làm khô các chất liệu vật phẩm động vật, để làm khô chất liệu một cách từ từ và trong các điều kiện được kiểm tra nghiêm ngặt (Lưu ý: việc xác định rõ ngưỡng trên của nhiệt độ là 100 độ F/37.8 độ C thì được coi là an toàn. Không có đủ dữ liệu vào thời điểm này để đánh giá các tác động của những nhiệt độ cao hơn ).
 
Điều quan trọng để nhận thấy rằng bất cứ sự thành công nào của hệ thống làm khô lớn tuỳ thuộc vào khả năng của hệ thống có thể làm dừng sự phát triển của nấm mốc trong và sau quá trình làm khô. Hãy nhận biết về những rủi ro khi nhận lại các tài liệu từ các quy trình làm khô thương mại, trừ khi có sự đảm bảo rằng không có tài liệu nào được nhận lại vẫn còn ướt hoặc bị ngâm nước. Nếu nấm mốc phát triển sau khi nhận lại, việc này khó có thể nhận biết được, nếu tài liệu vẫn ở trong hộp. Nếu để ý cách ly những tài liệu bị nhiễm nấm ra khỏi những chất liệu không bị nhiễm nấm trong khi khôi phục, đóng gói và làm đông sẽ giúp xác định xem việc làm khô đã thực hiện đúng chưa. Nếu nấm mốc phát triển trên chất liệu chưa bị nhiễm, thì có khả năng việc làm khô thực hiện chưa đúng hoặc chưa đầy đủ.
 
Tài liệu bị nhiễm nấm mốc, nếu làm khô hoàn toàn trong các điều kiện làm khô đông lạnh có thể kiểm soát an toàn trong một thời gian ngắn, do vậy các bào tử nấm mốc vẫn ngủ đông nếu duy trì điều kiện môi trường khô không khí từ 50 đến 55 độ F và độ ẩm tương ứng 35% hoặc thấp hơn. Mặc dù vậy, những tài liệu đó không nên được đưa về thư viện hoặc các giá lưu trữ cho đến khi nhiễm nấm mốc được xử lý. Vì lý do này, chúng tôi khuyến nghị vào cuối giai đoạn của một chu trình làm khô và khi tất cả tài liệu bị nhiễm nấm vẫn còn ở trong lò làm khô thì những tài liệu đó cần phải được diệt khuẩn. Nếu không cực kỳ cẩn thận trong việc tách các tài liệu bị nhiễm nấm ra khỏi các tài liệu không bị nhiễm nấm trước khi làm khô, chúng tôi khuyến nghị nên diệt khuẩn riêng rẽ mỗi loại tài liệu làm khô.
 
Sự phục hồi sau khi làm khô
Nếu đạt được các lợi ích tối đa từ sự ổn định nhờ đông lạnh, thứ nhất, cần luôn cố gắng  để xác định và đánh giá giá trị, điều kiện, tổng số và các loại tài liệu bị tổn thất. Thứ hai, nên đưa ra một danh sách đầy đủ các tài liệu có thể thay thế và những tài liệu nên được tái chế và phục hồi. Thay thế thường rẻ hơn phục hồi. Những tuyển tập cần được tái chế sẽ cần được đánh giá về số lượng tài liệu cần phục hồi và chi phí cần có. Thời điểm tốt nhất để đánh giá, nếu chưa có một kế hoạch phòng chống thiệt hại, là sau khi các tuyển tập đã được làm khô và trước khi chúng được đưa trả về thư viện hoặc về các giá lưu trữ.
 
Các bước cơ bản dưới đây cần thực hiện sau khi đã làm khô để bắt đầu đưa trả tài liệu về những môi trường bình thường trong nhà.
 
Trừ khi có một công ty làm khô đảm bảo bằng văn bản viết rằng sẽ không có tài liệu nào được đóng hộp trả về nếu còn chứa lượng nước cao hơn 7% trọng lượng, vì nếu có khả năng là một vài hộp có tài liệu bị ngâm nước thì sẽ làm tăng rủi ro cho công việc sau khi làm khô nấm mốc và nếu như gặp điều kiện cho phép phát triển thì nấm mốc sẽ lan sang tài liệu chưa bị nhiễm khác, nếu bỏ qua không kiểm tra và do vậy không phát hiện ra. Điều quan trọng là khi chuẩn bị yêu cầu kỹ thuật cho việc ký hợp đồng làm khô mà lượng nước có thể chấp nhận trung bình trong các cuốn sách là bao nhiêu không được nói rõ. Ví dụ khối văn bản của một cuốn sách có thể ước tính nhỏ hơn 7% nhưng lượng nước của sách được bọc thêm bìa có thể có lượng nước cao hơn 7 %. Do vậy cần nói rõ rằng lượng nước của tất cả các chất liệu của các cuốn sách thấp hơn 7 %.
 
Không lưu kho ngay các tài liệu trong các hộp chưa được mở khi nhận lại từ những cơ sở làm khô, thậm chí là việc này dường như là hành động có thể tiến hành thuận lợi nhất.
 
Tất cả các cuốn sách và giấy tờ lưu trữ không nên đóng hộp, mà nên để trên các giá mở trong điều kiện thông gió tốt, khu vực có lắp đặt điều hoà không khí, ngăn cách tốt từ các bộ sưu tập chính, khu có lắp đặt thiết bị làm cho điều kiện làm khô các tài liệu được dễ dàng hơn, cũng như xác định những gì cần thay thế và những gì cần được làm sạch và được khôi phục.
 
Phải cẩn thận tổ chức kiểm tra những tài liệu bị nhiễm nấm, nên được những người được được đánh giá hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
 
Liệu các tài liệu có được tẩy trùng hay không được tẩy trùng trong quá trình làm khô. Nên kiểm tra lại sự hiệu quả của việc làm khô và làm tiệt khuẩn, xác định xem có nấm mốc không để có hành động phù hợp trước khi trả những cuốn sách đó về với những bộ sưu tập chính.
 
Điều chúng tôi quan tâm ở đây là theo dõi những tuyển tập đã được làm khô trong khi chúng đang được để trong khu vực phục hồi và sau khi chúng được đưa về lại các giá sách. Việc theo dõi này nên tiến hành trong khoảng thời gian đều đặn tối thiểu một năm sau khi trả sách về với những giá sách chính.
 
Để chuẩn bị khu vực khôi phục, cung cấp gấp đôi số giá sách có thể cần cho yêu cầu của sách bình thường. Việc này sẽ bù cho những tác động biến dạng và  phồng rộp của sách và cung cấp đủ không gian cần thiết để tài liệu đạt được sự cân bằng độ ẩm, tuỳ vào hoàn cảnh khác nhau nhưng thường thì cần một hoặc hai tuần.
 
Về mặt lý thuyết, việc lấy lại cân bằng độ ẩm có thể hoàn thành vào giai đoạn cuối của một chu trình làm khô trong khi tài liệu để trong lò sấy. Lò sấy có thể cho thêm độ ẩm để có thể đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể làm được và an toàn nếu phương pháp làm khô đảm bảo sẽ sấy khô được hoàn toàn tài liệu. Nếu vẫn còn vài tài liệu bị ướt ở giai đoạn cuối của một chu trình làm khô, việc cho thêm độ ẩm vào lò có thể làm tài liệu đó dễ bị tổn hại hơn vì sự tăng trưởng của nấm mốc.
 
Khu vực khôi phục nên được duy trì ở độ ẩm tương đối từ 30 đến 40% và ở nhiệt độ thấp hơn 65 độ F. Việc kiểm soát cả hai độ ẩm và nhiệt độ phải điều chỉnh được.
 
Tốt nhất là giữ được bộ sưu tập trong khu vực phục hồi trong thời gian ít nhất là sáu tháng. Trong thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm trong khu phục hồi có thể thay đổi từ từ làm để giống với điều kiện trong khu vực giá sách, nơi mà những tài liệu này sẽ được trả về. Vào giai đoạn cuối của thời gian này, nếu nấm mốc không sinh trưởng nữa, thì những tuyển tập có thể được đưa lại về những giá sách chính và được kiểm soát như đã trình bày ở trên. Rất khuyến khích, nhưng sẽ thiếu thực tế khi để lại sách ở khu vực phục hồi thêm sáu tháng nữa trong môi trường giống như những điều kiện của giá sách bình thường, như là việc kiểm tra lại sự phát triển của nấm mốc sau khi làm khô.
 
Không nên đưa tài liệu nào trở lại các giá sách thư viện chính mà không có sự kiểm tra rất cẩn thận và tốt nhất là sau khi đã hoàn tất việc làm vệ sinh và phục hồi cần thiết.
 
Đánh giá tổn thất
Khi một bộ sưu tập bị thiệt hại do lũ lụt hay hỏa hoạn được bảo hiểm bồi hoàn, việc giải quyết toàn bộ bồi thường bảo hiểm sẽ không được thực hiện cho đến khi liệt kê xong tổn thất và tài liệu bị thiệt hại và xác minh giá trị của chúng. Cần phải xác định quy mô và sự thành công của công việc khôi phục. Trong trường hợp bồi thường bảo hiểm được tiến hành do hậu quả của thiệt hại, thì mọi vật phẩm nên được cứu hộ, làm đông và làm khô. Sau khi làm khô, những tài liệu bị ảnh hưởng nên cho lên giá trong khu vực lưu giữ có môi trường được trang bị đặc biệt, cách ly với những chồng sách chính, và được kiểm tra và giám sát trong một khoảng thời gian. Chính sách thực hiện như vậy là cách đảm bảo tốt nhất để có được sự phán quyết khả dĩ nhất bởi những người trông coi, các nhà tư vấn và những người chịu trách nhiệm phân bổ tổn thất chung, khi họ phải tính toán những cơ sở thiệt hại như là cơ sở để bồi thường.
 
Tóm lược các nguyên tắc cấp cứu
Cần có lời khuyên và sự giúp đỡ của các nhà bảo tồn sách và tài liệu có kinh nghiệm trong việc cứu hộ những tài liệu bị nước gây thiệt hại càng sớm càng tốt.
 
Tắt hơi nóng và tạo tuần hoàn không khí tự nhiên.
Bật quạt và điều hoà không khí cả ngày và đêm, sử dụng máy hút độ ẩm không khí và đảm bảo dòng không khí liên tục là cần thiết để giảm mối đe doạ của nấm mốc.
 
Hãy nói tóm tắt thông tin một cách cẩn thận cho mỗi công nhân trước khi công việc cứu hộ bắt đầu, cung cấp thông tin đầy đủ về những mối nguy hiểm khi tiến hành công việc trừ khi có chỉ dẫn. Nhấn mạnh sự nghiêm túc về thời gian và các ưu tiên và mục đích của toàn bộ hoạt động. Hướng dẫn công nhân về những phương cách nhận biết các bản thảo, tài liệu với các hợp chất hoà tan trong nước, da và các cuốn sách đóng bằng giấy da, các chất liệu được in trên các chất giấy bọc và các tài liệu ảnh.
 
Không cho phép công nhân cố gắng khôi phục bất cứ vật phẩm nào tại chỗ. Đây là một một lỗi phổ biến xảy ra trong 10 ngày đầu sau trận lũ ở Florence, khi mà các bộ sưu tập tài liệu hiếm và có giá trị bằng chất liệu da và gáy bọc giấy da bị chà xát và xử lý để loại bỏ bùn. Hậu quả là làm cho bùn giắt vào các khe hở của da, giấy da, vải và giấy, điều này đã gây ra tổn thất đáng kể đối với các bộ tuyển tập, làm cho công việc khôi phục sau này càng khó khăn hơn, tốn thời gian và cực kỳ tốn kém.
 
Dù ở bên ngoài toà nhà hay bên trong những căn phòng có môi trường được kiểm soát, tiến hành tất cả các công việc làm vệ sinh bằng việc dùng nước sạch và lạnh với những miếng mút cellulose để giặt nhẹ nhàng nhằm giúp loại bỏ bùn và các chất bẩn. Dùng những miếng mút thấm nhẹ, không nên chà xát. Những chỉ dẫn này không áp dụng đối với những tài liệu có các hợp chất trung hoà với nước. Những tài liệu đó nên được làm đông lạnh càng nhanh càng tốt.
 
Đừng cố gắng mở một cuốn sách ướt (giấy ướt rất yếu và dễ bị rách dù chỉ bằng một cái chạm. Một vết rách đòi chi phí một đô la để sửa chữa). Giữ cuốn sách một cách chắc chắn khi làm vệ sinh, đặc biệt khi giặt hay rửa bằng miếng mút. Một cuốn sách đóng thì khó bị nhiễm nấm và tổn hại.
 
Đừng nên cố gắng loại bỏ bùn đất bằng cách lấy mút lau chùi. Cách tốt nhất để loại bỏ bùn khỏi chất liệu vải là khi khô ráo. Việc làm này cũng đúng với các tài liệu thư viện.
 
Đừng cố gắng tách bỏ các bìa bọc của các cuốn sách, vì chúng sẽ giúp bảo vệ những cuốn sách trong quá trình làm khô. Khi những cuốn sách khô đi phần nào đó, thì nên treo chúng lên các dây nilon để làm khô nốt phần còn lại, đừng phơi những cuốn sách lên các dây khi chúng còn rất ướt vì trọng lượng của chúng sẽ gây ra tổn thất cho những phần bên trong của sách.
 
Đừng ép các cuốn sách và tài liệu khi chúng bị ngấm nước. Việc này có thể khiến cho bùn chui vào giấy và làm các tài liệu bị ép tổn thất về cấu trúc.
 
Dùng bút chì mềm để nghi chú vào miếng giấy rời, nhưng không nên cố viết lên giấy ướt hoặc các vật trưng bày khác.
 
Giấy nhám sạch và trắng, giấy lau trắng, giấy vệ sinh dầy và giấy báo chưa in có thể được sử dụng để chèn vào giữa sách trong quá trình làm khô. Khi không còn giấy nào tốt hơn, có thể sử dụng tất cả, ngoại trừ phần có in mầu của báo in. Cần chú ý để tránh chà xát mực in trên bề mặt của giấy báo lên tài liệu đang được làm khô; nếu không mực in offset có thể bị dính ra.
 
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không nên đóng gói những tài liệu mới được làm khô vào các hộp và để nguyên một chỗ mà không quan tâm tới trong một vài ngày.
 
Không sử dụng các chất tẩy trắng, xà phòng, chất diệt nấm hòa tan trong nước, ghim giấy bằng kim loại, băng dính và bất cứ loại băng dính nào. Không bao giờ sử dụng sợi nỉ hoặc bút hoặc thiết bị đánh dấu vào giấy ướt.
 
Không bao giờ dùng giấy thấm mầu hoặc bất cứ loại giấy mầu nào để làm khô các cuốn sách và tài liệu khác.
 
Không dùng những tờ giấy chèn thấm nước đã qua sử dụng. Thường xuyên thay đổi giấy chèn thấm nước sẽ hiệu quả hơn là dùng nhiều tờ giấy thấm để cùng vào một chỗ trong một quãng thời gian kéo dài.
 
Không nên để quên giấy báo trong các cuốn sách sau khi việc làm khô hoàn tất. Dùng loại giấy lau cao cấp thì hiệu quả hơn dùng giấy báo nhưng chi phí lại cao hơn.
 
Ấn phẩm này được xuất bản để phục vụ công chúng. Ấn phẩm có thể tái bản và phát hành miễn phí riêng lẻ từng phần hoặc toàn bộ. Khi sao chép những bài viết riêng lẻ, nên sao chép chính xác để cơ quan phát hành gốc có sự công nhận một cách thích hợp.
 
Các biên tập viên của ấn phẩm này sẽ hợp tác với nhiều dự án bổ sung. Nếu những vấn đề anh/chị mong muốn được nêu ra để giải quyết trong tương lại, đề nghị gửi ý kiến về:
Bộ phận Nghiệp vụ và Chính sách Bảo tồn.
Cục Lưu trữ Quốc gia
Số 8 Đại lộ Pennsylvania, NW
Washington, DC 20408
Fax (202) 219 9324.
Email X6A@CU>NIH.GOV
 
“Nấm mốc và nấm mốc sương: Phòng chống sự tăng trưởng của vi nấm trong các bộ sưu tập của Bảo Tàng“ Bảo tàng Công viên Quốc gia tóm tắt chương trình COG “ Conserve O Gram “ số 3/4, của Jane Meritt, tháng 07/1993.
 
Tổ chức vi nấm.
Nấm là các tổ chức tế bào đơn giản không cần năng lượng ánh sáng để tăng trưởng. Nấm mốc mang những bào tử cực nhỏ được sinh sản số lượng rất lớn, luôn có mặt trong không khí và phát tán thông qua qua luồng không khí. Chúng thường không thấm nước và có sức chịu đựng với việc hong khô. Nhiệt độ cực lạnh và cực nóng sẽ phá huỷ tổ chức nấm mốc.
 
Khi các bào tử ở trong môi trường thuận lợi, chúng sẽ nẩy mầm. Cái gì cấu thành môi trường thuận lợi sẽ là khác nhau đối với mỗi loài. Sau khi đã rơi vào tài liệu chủ yếu, bào tử nấm phải có đủ độ ẩm cần thiết để nẩy mầm và tìm đủ nguồn dưỡng chất. Không có độ ẩm thì các bào tử nấm sẽ ngủ đông cho đến khi có điều kiện thuận lợi xảy ra.
 
Vì lý do này, điều quan trọng là phải kiểm soát các điều kiện môi trường, nơi mà những bộ sưu tập của bảo tàng được cất giữ hoặc trưng bày. Cuốn sách “Sổ tay Bảo tàng”, Phần 1 (Rev 9/90), chương 4, khuyến nghị rằng nhiệt độ không nên vượt quá 240C (750F), và độ ẩm tương đối (RH) không vượt quá 65%. Những điều kiện này ở mức tối đa cho phép và duy nhất chỉ để giảm khả năng phát triển tiềm ẩn của vi nấm. Những điều kiện đó không loại bỏ sự đe doạ. Vài tổ chức vi nấm có thể mọc trong những điều kiện nhiệt độ thấp ấn tượng và ở những mức độ ẩm thấp (RH). Có nhiều tài liệu cần được lưu trữ với những độ ẩm thấp (RH) để tránh nấm mốc tăng trưởng đề cập đến “ Sổ tay Bảo tàng “, NPS, phần 1 (Rev 9/90), mục 4.3, bảng độ ẩm cần thiết cho nhiều loại tài liệu và các dạng đối tượng được lưu kho trong những bộ sưu tập của bảo tàng công viên.
 
CHÚ Ý: Một số loại tổ chức vi nấm gây tổn hại cho sức khoẻ dưới dạng kích thích phổi mãn tính. Luôn cẩn thận khi khi xử lý các tài liệu bị nấm hủy hoại, điều này có nghĩa là phải sử dụng máy hô hấp lọc bụi công suất cao (HEPA) và găng tay dùng một lần (Xem thêm “ Chương trình bảo tồn COG” 16/1).
 
Các chất liệu nhạy cảm
Vi nấm cần những chất liệu hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng và do vậy các đối tượng bảo tàng gồm các chất liệu hữu cơ có nguy cơ rủi ro. Các chất liệu chứa cellulose như: cotton, vải lanh, giấy và gỗ, và các chất liệu có chứa protein như da thuộc dễ bị vi nấm tấn công trực tiếp. Các chất liệu không cho nấm trú ngụ, như các loại nhựa cũng không miễn dịch được đối với sự phát triển của nấm mốc, nhưng bằng cách nào chất liệu nhựa lại kích thích nấm tăng trưởng thì các nhà sinh học chưa thực sự hiểu được. Một số vật thể nhỏ bé nào đó nuôi nấm mốc và có thể mang các bào từ này tới các chất liệu kháng nấm mốc. Khi các vật thể chết đi, chúng lại trở thành nguồn dinh dưỡng cho một cụm nấm mới. Khả năng này tồn tại trên bất cứ chất liệu nào có đặc tính vi nấm như là những tác nhân chính gây huỷ hoại.
 
Thiệt hại
Các tổ chức vi nấm sẽ gây tổn thất lâu dài cho các chất liệu kích thích sự phát triển của chúng. Chúng sẽ làm ố các chất liệu dệt và làm giảm độ dai của sợi vải. Các điểm đốm rải rác trên các giấy in và tranh là hậu quả từ sự tăng trưởng của nấm mốc. Chất liệu da thuộc là dễ bị nấm mốc tấn công nhất và sẽ làm bẩn và làm chất lượng kém đi. Như là một sản phẩm phụ, nấm mốc có thể sản sinh ra các acid hữu cơ, là chất sẽ ăn mòn và khắc các chất liệu có chứa acid vô cơ.
 
Phát hiện
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy vấn đề về vi nấm tồn tại là có mùi mốc đặc trưng. Kiểm tra cẩn thận bằng mắt thường sẽ thấy tồn tại các vết bẩn và thấy rõ các sắc tổ trên bề mặt.
Một cách phát hiện khác là sử dụng đèn tia cực tím (UV). Dưới ánh sáng tia cực tím thì tổ chức vi nấm sẽ phát sáng.
 
Phòng chống
Cách tốt nhất phòng chống hoặc kiểm soát sự phát tán vi nấm là ngăn không cho các bào tử có được độ ẩm cần thiết để nẩy mầm. Do vậy, nên quy định về môi trường, đặc biệt độ ẩm tương ứng (RH), là điều thiết yếu để bảo vệ tránh làm giảm giá trị bộ sư tập bảo tàng khỏi sự tăng trưởng của vi nấm.
 
Các mức độ ẩm tương đối (RH) nên được kiểm tra thường xuyên. Bào tử nấm hầu như ít nảy mầm, nếu độ ẩm tương đối (RH) được điều chỉnh trong khoảng giữa 45% đến 55%, nhưng nên giữ độ ẩm này dưới 65%. Khi các mức độ ẩm tương đối tăng trên 65%, sẽ cần phải sử dụng các thiết bị hút ẩm di động để giảm độ ẩm trong không khí. Nên duy trì nhiệt độ giữa 18 độ C và 20 độ C (64 độ F đến 68 độ F). Các mức nhiệt độ đó chỉ làm giảm khả năng nảy mầm và tăng trưởng tiềm năng; các mức nhiệt độ đó không loại bỏ được nấm. Do vậy, các yếu tố khác, như hệ thống tuần hoàn không khí đầy đủ nên được duy trì; quạt máy sẽ giúp tăng tuần hoàn không khí.
 
Điều kiện môi trường bất cập có thể làm cho độ ẩm cao hơn mức cần điều chỉnh. Nên sửa chữa các ống dò rỉ, ống cống và ống máng nước mưa, cửa sổ bị hỏng, mái nhà có vấn đề, gạch bị hư hoặc các bức tường bị nứt.
 
Điều quan trọng nữa là giữ cho khu vực bày các bộ sưu tập của bảo tàng sạch sẽ,và không có bụi, bẩn và mảng bám hữu cơ có thể nuôi các bào tử nấm.
 
Chất Gel Silic Đioxyt và những chất đệm khác có thể giúp điều chỉnh các điều kiện độ ẩm tương đối (RH) bên trong một không gian đã được niêm phong, như trong tủ lưu trữ hoặc hộp trưng bày triển lãm. Những chất đệm sẽ hút nước hoặc giải phóng hơi ẩm trong không khí xung quanh. Số lượng của chất liệu đệm đặt vào trong các không gian phải phù hợp với mỗi trường hợp, và chuyên viên bảo tồn nên tham vấn để được giúp khi xác định nhu cầu này. Việc này đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm và giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng các chất liệu đệm hoạt động như dự kiến. (Xem NPS “Sổ tay Bảo tàng“, Phần 1 (Rev 9/90), Phụ lục 1, để biết thêm chỉ dẫn đối với việc sử dụng chất Silic Đioxyt)
 
Phương pháp xử lý
Nhiều bộ sưu tập cần được kiểm tra thường xuyên để nhận biết tín hiệu về sự tăng trưởng của vi nấm. Nếu vật phẩm có dấu hiệu bị phá hoại, vật này nên được niêm phong trong túi nilon hoặc bọc trong tấm nilon polythene để tránh phát tán các bào tử nấm sang những đối tượng khác. Loại bỏ đối tượng sang một không gian đã cô lập nơi mà độ ẩm tương đối (RH) thấp hơn bằng cách vận hành thiết bị làm khô không khí.
 
Chuyên viên bảo tồn nên liên hệ để giúp đỡ trong việc xử lý chất liệu bị nhiễm vi nấm. Tuy nhiene, theo quy định chung, cách hút chân không là phù hợp nhất trong nhiều trường hợp. Vật phẩm nên được bỏ ra khỏi túi nilon, và nên vứt bỏ túi nilon hoặc tấm lót. Vật phẩm nên được hút chân không bằng máy, nhưng bằng cách nào đó sẽ không thải các bào tử nấm mốc vào trong phòng. Khi hút bụi, nên dùng màng lọc bụi hiệu quả cao (HEPA); Tuy nhiên, nên rửa nước máy lọc bụi, máy lọc bụi có nhãn hiệu Rainbow, loại mà nhiều công viên đang sử dụng có thể chấp nhận cho mục đích này. Tuân thủ mọi đề phòng khi hút chân không một vật: sử dụng mức hút hiệu quả thấp nhất và có màng bảo vệ (Xem NPS “ Sổ tay Bảo tàng”, phần 1, (Rev 9/90), Phụ lục K, các nguyên tắc cho hút chân không). Mang găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc với vật bị nhiễm nấm. Niêm phong túi sạch chân không, găng tay và các chất liệu bị nhiễm nấm vào túi nilon và vứt chúng vào thùng rác bên ngoài tòa nhà. Và vứt cả các chất liệu chứa vật phẩm, có nghĩa là hộp không nhiễm acid hoặc giấy lau được sử dụng để chứa vật phẩm.
 
Hoá chất diệt trừ tổ chức vi nấm bằng chất bioxide có khả năng diệt sự tăng trưởng của nấm mốc có thể cân nhắc sử dụng chỉ sau khi đã tham vấn cộng tác viên của Cơ quan quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và Curator phụ trách khu vực.
 
Đề xuất về việc sử dụng hoá chất phải đệ trình và được Điều phối viên IPM toàn quốc ở Washington, DC thông qua cuối cùng. (Xem  hướng dẫn trong “Sổ tay Bảo tàng“ của NPS, Phần I, (Rev 9/90), Chương 5). Việc sử dụng phải phù hợp với tất cả các chỉ dẫn và điều kiện hạn chế của NPS Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Thêm vào đó, có thể tham vấn chuyên viên bảo tồn có chuyên môn về các vật liệu đặc thù cần phải xử lý để rà soát các tác động tiềm ẩn của bất cứ loại hoá chất nào đối với vật trưng bày.
 
Các nguồn
Đèn tia cực tím có thể mua trong các cửa hàng dụng cụ.
Silic đioxyt có thể mua từ các nhà cung cấp vật liệu có chất lượng cao sử dụng cho lưu trữ và bảo tồn.
 
Máy hô hấp lọc bụi hiệu quả cao (HEPA) và găng tay sử dụng một lần có thể mua được từ các công ty cung ứng cho phòng thí nghiệm, như công ty Lab Safety Supply, P.O. Box 1368, Janesville, WI 54547-1368, (800)356-0783.
 
Máy hút chân không HEPA có thể mua từ các công ty cung ứng thiết bị phòng thí nghiệm, như công ty Lab Safety Supply, Nilfisk of America, 300 Technology Drive, Malvern, PA 19355, (213)647-4620.
 
Lưu ý các số phát hành: Chương trình các số phát hành “Conserve O Gram“ được phát hành như tài liệu tham khảo về quản lý các bộ sưu tập và các vấn đề liên quan đến curator. Việc đề cập đến tên của một sản phẩm, một nhà sản xuất hoặc một nhà cung ứng trong ấn phẩm này không biểu thị sự tán thành của Công viên Quốc gia đối với sản phẩm, nhà sản xuất hay nhà cung ứng. Các nguồn được nêu tên không bao gồm tất cả. Người đọc được gợi ý là nên tìm kiếm thêm những sản phẩm thay thế và thông tin bán lẻ, để có thể đánh giá đầy đủ về nguồn cung ứng và thiết bị có sẵn.
 
Các số được phát hành đến tất cả các đơn vị của NPS và có thể cung cấp cho các cơ quan không thuộc NPS và các cá nhân có quan tâm thông qua việc đặt mua tại phòng Quản lý Tài liệu,Nhà in Chính Phủ Mỹ, Washington, DC 20402. Để biết thêm thông tin và hướng dẫn về các chủ đề hoặc các bước đã in trong các số phát hành, liên hệ Công viên Quốc gia, Phòng Dịch vụ Curator, Harpers Fery, WV 25425, (304)535-6410.
 
Ấn phẩm này được phát hành để phục vụ công chúng. Ấn phẩm có thể được tái bản và phân phát miễn phí từng phần hoặc toàn bộ cuốn sách. Khi sao chép các bài viết hãy sao chép chính xác như bản gốc để có sự tín nhiệm thích hợp đối với cơ quan phát hành gốc.
 
Các tác giả của ấn phẩm này sẽ hợp tác với nhiều dự án nữa. Nếu bạn mong muốn giải quyết vấn đề này trong tương lai, hãy gửi ý kiến về:
Bộ phận Dịch vụ và Chính sách bảo tồn
Cụu Lưu trữ Quốc gia
Số 8th & Đại lộ Pennsylvania, NW
Washington, DC 20408.
Fax (202)219-9324
Email X6A@CU.NIH.GOV
 

 

X.Minh

các tin khác