Ủy ban nhân dân tỉnh an giang

ban quản lý di tích văn hóa óc eo

thông tin cẦN BIẾT
  • Nhà trưng bày:

    Thứ 2 đóng cửa, còn lại tất cả ngày trong tuần phục vụ bình thường kể cả ngày lễ, tết.

    + Sáng: Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 00

    + Chiều: Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 00

  • Các điểm di tích:

    Mở cửa tất cả các ngày trong tuần

  • LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ THUYẾT MINH

    Phòng Quản trị và Du lịch

    SĐT: 02963.878.156

    Email: banqldtvhoe@angiang.gov.vn

Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới (Chương I)

09:57 07/05/2021

Hướng dẫn hoạt động được sửa đổi định kỳ để phản ánh các quyết định của Ủy ban Di sản Thế giới. Vui lòng xác minh rằng bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất của Hướng dẫn hoạt động bằng cách kiểm tra ngày của Hướng dẫn hoạt động trên trang web của Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO được chỉ ra dưới đây.

Hướng dẫn hoạt động (bằng tiếng Anh và tiếng Pháp), văn bản của Công ước Di sản Thế giới (bằng năm ngôn ngữ), và các tài liệu và thông tin khác liên quan đến Di sản thế giới có sẵn từ Trung tâm Di sản Thế giới:

Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO
Số 7, Quảng trường Fontenoy

75352 Paris 07 SP
Tại Pháp
Liên hệ: https://whc.unesco.org/en/world-heritage-centre
Liên kết: https://whc.unesco.org/
https://whc.unesco.org/en/guidelines (Tiếng Anh)
https://whc.unesco.org/fr/orientations (tiếng Pháp)

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DoCoMoMo         Ủy ban Quốc tế về Tài liệu và Bảo tồn Di tích của phong trào Hiện đại

ICCROM              Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Phục hồi di sản Văn hóa

ICOMOS              Hội đồng quốc tế ICOMOS về di tích và di chỉ

IFLA                    Liên đoàn kiến trúc sư cảnh quan quốc tế

IUCN                   Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

IUGS                    Liên minh Khoa học Địa chất Quốc tế

MAB                    Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO

NGO                    Tổ chức phi chính phủ

TICCIH                Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Di sản Công nghiệp

UNEP                   Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

UNEP-WCMC      Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới (UNEP)

UNESCO             Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
 
I.A       Hướng dẫn hoạt động
1. Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Công ước liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi là "Công ước di sản thế giới" hoặc "Công ước"), bằng cách đặt ra các thủ tục cho:
a) Bản ghi danh di sản thuộc Danh mục Di sản thế giới và Danh mục Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm;
b) Bảo vệ và bảo tồn di sản thế giới;
c) Cung cấp các hỗ trợ quốc tế từ Quỹ Di sản thế giới;
d) Huy động sự ủng hộ của các quốc gia và quốc tế có lợi cho Công ước.
2. Hướng dẫn hoạt động được sửa đổi định kỳ để phù hợp với các quyết định của Ủy ban Di sản Thế giới. (Các Hướng dẫn hoạt động trước đây thể truy cập tại địa chỉ: https://whc.unesco.org/en/guidelines/)
3. Những đối tượng chính Hướng dẫn hướng đến là:
a) Các quốc gia thành viên của Công ước Di sản Thế giới;
b) Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa, thiên nhiên có giá trị phổ quát nổi bật, sau đây gọi là "Ủy ban di sản thế giới" hoặc "Ủy ban";
c) Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO là Ban Thư ký Ủy ban Di sản Thế giới, sau đây gọi là "Ban Thư ký";
d) Các cơ quan tư vấn cho Ủy ban Di sản Thế giới;
e) Các nhà quản lý di tích, các bên liên quan và đối tác trong việc bảo vệ Di sản Thế giới.
I.B       Công ước Di sản thế giới
4. Di sản văn hóa và thiên nhiên là một trong những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của mỗi quốc gia mà của toàn thể nhân loại. Sự mất mát, thông qua sự suy thoái hoặc biến mất của bất kỳ tài sản nào đã được đánh giá là có giá trị sẽ tạo nên sự nghèo nàn của tất cả các di sản của các dân tộc trên thế giới. Mỗi di sản – vì những đặc trưng riêng biệt của chúng, có thể được coi là "Giá trị phổ quát nổi bật" và do đó xứng đáng được bảo vệ đặc biệt để chống lại những nguy cơ, nguy hiểm ngày càng đe dọa đến chúng.
5. Để đảm bảo tốt cho việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và trình bày đúng đắn di sản thế giới, các quốc gia thành viên của UNESCO đã thông qua Công ước Di sản Thế giới vào năm 1972. Công ước này đã dự kiến thành lập "Ủy ban Di sản Thế giới" và "Quỹ Di sản Thế giới". Dự trên cơ sở đó, Ủy ban Di sản Thế giới và Quỹ Di sản Thế giới đã được đi vào hoạt động từ năm 1976.
6. Kể từ khi Công ước được thông qua năm 1972, cộng đồng quốc tế đã chấp nhận khái niệm "phát triển bền vững". Việc bảo vệ và bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa tạo thành một đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững này.
7. Công ước nhằm xác định, bảo vệ, bảo tồn, trình bày và truyền tải đến các thế hệ sau này về các di sản văn hóa và thiên nhiên có giá trị phổ quát nổi bật.
8. Các tiêu chí và điều kiện để ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới đã được xây dựng để đánh giá Giá trị phổ quát nổi bật của di sản và hướng dẫn các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
9. Khi một di sản được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới bị đe dọa bởi những mối nguy hiểm nghiêm trọng và cụ thể, Ủy ban sẽ xem xét đưa nó vào Danh sách Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm. Khi giá trị phổ quát nổi bật của di sản bị mất đi, Ủy ban sẽ xem xét xóa di sản đó khỏi Danh sách Di sản Thế giới.
I.C       Các quốc gia tham gia Công ước Di sản Thế giới
10. Tất cả các quốc gia đều được khuyến khích trở thành thành viên của Công ước. Các biểu mẫu để phê chuẩn/chấp nhận và gia nhập được liệt kê cụ thể trong Phụ lục 1. Mẫu đăng ký lần đầu phải được gửi đến Tổng giám đốc UNESCO.
11. Danh sách các quốc gia thành viên của Công ước có thể truy cập tại địa chỉ: https://whc.unesco.org/en/statesparties
12. Các quốc gia thành viên của Công ước được khuyến khích áp dụng các cách tiếp cận dựa trên nhân quyền và đảm bảo sự tham gia cân bằng giới và chủ quyền, bao gồm các nhà quản lý di tích, chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, người bản địa, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các bên và đối tác có liên quan trong quá trình xác định, đề cử, quản lý và bảo vệ Di sản Thế giới (Quyết định số 43 COM 11)
13. Các quốc gia thành viên của Công ước nên cung cấp cho Ban Thư ký tên và chi tiết liên lạc của tổ chức là đầu mối của mỗi quốc gia để thực hiện Công ước, qua đó các bản sao của tất cả các thư từ và tài liệu chính thức có thể được Ban Thư ký gửi đến các đầu mối quốc gia này một cách hợp lệ. (Quyết định số 43 COM11A)
14. Các quốc gia thành viên được khuyến khích tập hợp các chuyên gia di sản văn hóa và thiên nhiên của nước mình một cách thường xuyên để thảo luận về việc thực hiện Công ước. Các quốc gia thành viên có thể yêu cầu có sự tham gia của đại diện của các Cơ quan Tư vấn, cũng như các chuyên gia và đối tác khác nếu hợp lý. (Quyết định số 43 COM11A)
14bis. Các quốc gia thành viên được khuyến khích lồng ghép vào các chương trình và hoạt động của họ có liên quan đến các nguyên tắc của Công ước Di sản Thế giới bao gồm các chính sách có liên quan đã được Thông qua bởi Ủy ban Di sản Thế giới, Đại hội đồng các quốc gia thành viên công ước và các cơ quan quản lý UNESCO, chẳng hạn như Tài liệu về chính sách và quan điểm phát triển bền vững khi tham gia vào các quy trình của Công ước Di sản Thế giới và chính sách của UNESCO về việc tham gia với các dân tộc bản địa, cũng như các chính sách và tài liệu liên quan khác, bao gồm Chương trình nghị sự  đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững và các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. (Quyết định số 43 COM11A)
15. Trên quan điểm là hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của các quốc gia mà trên lãnh thổ quốc gia đó có di sản văn hóa và thiên nhiên, tuy nhiên các quốc gia thành viên của Công ước cần công nhận lợi ích tập thể của cộng đồng quốc tế để hợp tác bảo vệ di sản. Các quốc gia thành viên của Công ước Di sản Thế giới, có trách nhiệm như sau (Điều 6(1) của Công ước Di sản thế giới; Quyết định số 43 COM11A):
a) đảm bảo việc xác định, đề cử, bảo vệ, bảo tồn, trình bày và truyền tải cho các thế hệ sau về di sản văn hóa và thiên nhiên được tìm thấy đúng trong lãnh thổ của di sản đó và giúp đỡ thực hiện nhiệm vụ này khi các quốc gia khác có yêu cầu; (Điều 4 và Điều 6(2) của Công ước Di sản thế giới)
b) thông qua các chính sách chung để thiết lập cho di sản một chức năng trong cuộc sống của cộng đồng dân cư; (Điều 5 của Công ước Di sản thế giới)
c) lồng ghép việc bảo vệ di sản vào các chương trình quy hoạch và cơ chế phối hợp toàn diện, đặc biệt xem xét khả năng phục hồi của hệ sinh thái xã hội của di sản;
             d) thiết lập các dịch vụ bảo vệ, bảo tồn và trưng bày cho di sản;
             e) phát triển các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật để xác định các công việc có thể thực hiện để chống lại những nguy hiểm đe dọa đến di sản;
f) áp dụng các biện pháp pháp lý, khoa học, kỹ thuật, hành chính và tài chính phù hợp để bảo vệ di sản;
g) thúc đẩy việc thành lập hoặc phát triển các trung tâm quốc gia hoặc khu vực để đào tạo về bảo vệ, bảo tồn và trưng bày di sản, khuyến khích các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này;
h) không thực hiện bất kỳ biện pháp có chủ ý nào gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến di sản của mình hoặc của một Quốc gia thành viên khác trong Công ước; (Điều 6 (3) của Công ước Di sản thế giới)
i) trình Ủy ban Di sản Thế giới kiểm kê các di sản phù hợp với nội dung ghi danh trong Danh sách Di sản Thế giới (được gọi là Danh sách dự kiến); (Điều 11 (1) của Công ước Di sản thế giới)
j) đóng góp thường xuyên cho Quỹ Di sản Thế giới, số tiền được xác định bởi Đại hội đồng các quốc gia thành viên trong công ước; (Điều 16 (1) của Công ước Di sản thế giới)
k) xem xét và khuyến khích thành lập các tổ chức hoặc hiệp hội quốc gia, cộng đồng và tư nhân để tạo điều kiện quyên góp cho việc bảo vệ Di sản Thế giới; (Điều 17 của Công ước Di sản thế giới)
l) hỗ trợ các chiến dịch gây quỹ quốc tế được tổ chức cho Quỹ Di sản Thế giới; (Điều 18 của Công ước Di sản thế giới)
m) áp dụng các chương trình giáo dục và truyền tải thông tin để tăng cường sự đánh giá cao và tôn trọng của người dân nước mình về di sản văn hóa và thiên nhiên được quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Công ước, và để giữ cho công chúng tiếp cận được thông tin về những nguy hiểm đe dọa di sản này; (Điều 27 và Điều 29 của Công ước Di sản thế giới)
n) cung cấp thông tin cho Ủy ban Di sản Thế giới về việc thực hiện Công ước Di sản Thế giới và tình trạng bảo tồn di sản; (Nghị quyết được Đại hội đồng các quốc gia thành viên làm thứ 11 thông qua năm 1997)
o) đóng góp và tuân thủ các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm bình đẳng giới trong các quy trình Di sản Thế giới và trong hệ thống bảo tồn và quản lý di sản của mình;
16. Các quốc gia thành viên được khuyến khích tham dự các phiên họp của Ủy ban Di sản Thế giới và của các cơ quan khác trực thuộc Ủy ban. (Quy tắc 8.1 của Quy tắc các thủ tục của Ủy ban Di sản thế giới)
I.D       Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Công ước Di sản Thế giới
17. Đại hội đồng các quốc gia thành viên công ước di sản thế giới họp trong các phiên họp của Đại hội đồng UNESCO. Đại hội đồng quản lý các cuộc họp của mình theo đúng về trình tự thủ tục được quy định, mọi thông tin truy cập thêm vào địa chỉ: https://whc.unesco.org/en/ga (Điều 8 (1), của Công ước Di sản Thế giới, Quy tắc 49 của Quy định về quy trình của Ủy ban Di sản Thế giới)
18. Đại hội đồng xác định tỷ lệ đóng góp thống nhất cho Quỹ Di sản Thế giới áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên và bầu các thành viên vào Ủy ban Di sản Thế giới. Cả Đại hội đồng và Đại hội đồng UNESCO đều được nhận báo cáo từ Ủy ban Di sản Thế giới về các hoạt động của mình. (Điều 8 (1), 16 (1) 29 của Công ước Di sản Thế giới, Quy tắc 49 của Quy định về quy trình của Ủy ban Di sản thế giới)
I.E       Ủy ban Di sản thế giới
19. Ủy ban Di sản Thế giới bao gồm 21 thành viên và họp ít nhất mỗi năm một lần (vào tháng 6 hoặc tháng 7). Khi đó, Ủy ban sẽ thành lập Cục của mình để có tổ chức các phiên họp của Ủy ban được. Thành phần của Ủy ban và Cục của Ủy ban có thể truy cập tại địa chỉ: https://whc.unesco.org/en/committee ( Ủy ban Di sản Thế giới có thể được liên lạc thông qua Ban Thư ký, Trung tâm Di sản thế giới)
20. Ủy ban quản lý các cuộc họp của mình theo Quy tắc đã được quy định tại địa chỉ: https://whc.unesco.org/en/committee (Điều 8 (2) của Công ước Di sản Thế giới và các Nghị quyết của Đại hội đồng các quốc gia thành viên lần thứ 7 (1989), lần thứ 12 (1999) và Đại hội đồng các quốc gia lần thứ 13 (2001) tham gia Công ước Di sản Thế giới.)
21. Nhiệm kỳ của các thành viên Ủy ban là 06 năm nhưng để đảm bảo tính đại diện và luân chuyển một cách công bằng, các quốc gia thành viên được Đại hội đồng mời xem xét tự nguyện giảm nhiệm kỳ của họ từ 06 xuống còn 04 năm và không khuyến khích đảm nhiệm cho nhiệm kỳ liền kề. (Điều 9 (1) của Công ước Di sản thế giới)
22. Tại mỗi cuộc bầu cử, việc bầu chọn ít nhất một Quốc gia thành viên chưa từng là Thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới sẽ được xem xét một cách phù hợp. (Quy tắc 14.1 của quy tắc về thủ tục của Đại hội đồng các quốc gia thành viên và Quyết định số 43 COM11A)
23. Quyết định của Ủy ban được cân nhắc một cách khách quan, khoa học, mọi vấn đề thẩm định thay mặt cho Ủy ban phải được thực hiện một cách triệt để và có trách nhiệm. Ủy ban công nhận quyết định khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) tài liệu phải được chuẩn bị cẩn thận;
b) các thủ tục kỹ lưỡng và nhất quán;
c) phải được đánh giá bởi các chuyên gia có đủ năng lực;
d) nếu cần thiết, có thể sử dụng trọng tài chuyên môn.
24. Các chức năng chính của Ủy ban là hợp tác với các quốc gia thành viên, để:
a) xác định trên cơ sở danh sách dự kiến và đề cử được đệ trình bởi các quốc gia thành viên, di sản văn hóa - tự nhiên có giá trị phổ quát nổi bật sẽ được bảo vệ theo Công ước và ghi danh các di sản đó vào Danh sách Di sản Thế giới; (Điều 11 (2) 11(7) của Công ước Di sản thế giới)
b) kiểm tra tình trạng bảo tồn các di sản được ghi trong Danh sách Di sản Thế giới thông qua các quy trình giám sát phản ứng (xem Chương IV) và Báo cáo định kỳ (xem Chương V); (Điều 29 của Công ước Di sản thế giới)
c) quyết định di sản nào được ghi trong Danh sách Di sản Thế giới sẽ bị liệt vào hoặc được loại khỏi Danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm; (Điều 11 (4) 11 (5) của Công ước Di sản thế giới)
d) quyết định xem di sản có nên bị xóa khỏi Danh sách Di sản Thế giới hay không (xem Chương IV);
e) xác định thủ tục yêu cầu Hỗ trợ Quốc tế nào cần phải được xem xét, thực hiện các nghiên cứu và tư vấn khi cần thiết trước khi đi đến quyết định (xem Chương VII); (Điều 21 (1) 21 (3) của Công ước Di sản thế giới)
f) xác định cách mà các nguồn lực của Quỹ Di sản Thế giới có thể được sử dụng một cách thuận lợi nhất để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ di sản có giá trị phổ quát vượt trội của quốc gia đó; (Điều 13 (6) của Công ước Di sản thế giới)
g) tìm cách tăng nguồn Quỹ Di sản Thế giới;
h) đệ trình báo cáo về các hoạt động của mình hai năm một lần cho Đại hội đồng các quốc gia thành viên và Đại hội đồng UNESCO; (Điều 29 (3) của Công ước Di sản thế giới và Quy tắc 49 của Quy định về trình tự của Ủy ban Di sản thế giới)
i) rà soát, đánh giá định kỳ về việc thực hiện Công ước;
              j) sửa đổi và thông qua Hướng dẫn hoạt động.
25. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Công ước, Ủy ban xây dựng các Mục tiêu Chiến lược; Chiến lược sẽ được xem xét và sửa đổi định kỳ để xác định đúng các mục tiêu nhằm đảm bảo rằng các mối đe dọa mới đối với Di sản thế giới được giải quyết hiệu quả. ('Định hướng chiến lược' lần đầu tiên được Ủy ban thông qua năm 1992 được nêu cụ thể trong Phụ lục II của tài liệu WHC-92/CONF.002/12)
26. Các Mục tiêu Chiến lược hiện tại (còn được gọi là "5 Cs") cụ thể như sau (Năm 2002, Ủy ban Di sản Thế giới đã sửa đổi các Mục tiêu Chiến lược của mình. Tuyên bố Budapest về di sản thế giới (2002) có thể truy cập tại địa chỉ: https://whc.unesco.org/en/budapestdeclaration):
1. Tăng cường uy tín của Danh sách Di sản Thế giới;
2. Đảm bảo bảo tồn hiệu quả các di sản thế giới;
3. Thúc đẩy phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả ở các quốc gia thành viên;
4. Nâng cao nhận thức cộng đồng, sự tham gia và hỗ trợ cho Di sản thế giới thông qua truyền thông;
5. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện Công ước Di sản Thế giới. (Quyết định số 31 COM 13B)
I.F         Ban Thư ký của Ủy ban Di sản thế giới (Trung tâm di sản thế giới)     (Trung tâm Di sản thế giới UNESCO, số 7 Quảng trường Fontenoy 75352 Paris 07 SP Cộng hòa Pháp https://whc.unesco.org/)
27. Ủy ban Di sản Thế giới được hỗ trợ bởi Ban Thư ký do Tổng Giám đốc UNESCO bổ nhiệm. Chức năng thư ký của Ủy ban hiện đang được Trung tâm di sản thế giới đảm nhận, được thành lập vào năm 1992. Tổng giám đốc đã chỉ định Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới làm Thư ký ủy ban. Ban Thư ký có nhiệm vụ hỗ trợ và hợp tác với các quốc gia thành viên và các cơ quan tư vấn. Đồng thời, Ban Thư ký hợp tác chặt chẽ với các ngành và các phòng chuyên môn khác của UNESCO. (Điều 14 của Công ước Di sản thế giớiQuy tắc 43 của Quy định về quy trình của Ủy ban Di sản thế giới. Thông tư 16 ngày 21 tháng 10 năm 2003: https://whc.unesco.org/circs/circ03-16e.pdf)
28.  Nhiệm vụ chính của Ban Thư ký (Quyết định 39 COM 11 và Quyết định 43 COM 11):
a) tổ chức các cuộc họp của Đại hội đồng và Ủy ban; (Điều 14(2) của Công ước Di sản thế giới.)
b) tổ chức thực hiện quyết định của Ủy ban Di sản thế giới và nghị quyết của Đại hội đồng và báo cáo tình hình thực hiện các quyết định này; (Điều 14(2) ủa Công ước Di sản thế giới và Tuyên bố Budapest về di sản thế giới (2002))
c) việc tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra tính đầy đủ, lưu trữ và thông tin cho các Cơ quan tư vấn có liên quan của các đề cử vào Danh sách Di sản Thế giới;
d) phối hợp với các nghiên cứu và hoạt động trong Chiến lược toàn cầu nhằm hướng đến tính đại diện, cân bằng và đáng tin cậy của danh sách di sản thế giới;
e) xây dựng các báo cáo định kỳ;
f) điều phối và tiến hành Giám sát phản ứng1, bao gồm nhiệm vụ Giám sát phản ứng, cũng như điều phối và tham gia vào việc Tư vấn2 khi thích hợp;
             g) phối hợp trong các hoạt động Hỗ trợ Quốc tế;
h) huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để bảo tồn và quản lý di sản thế giới;
i) hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các chương trình và dự án của Ủy ban;
j) thúc đẩy việc phổ biến thông tin cho các quốc gia thành viên, các cơ quan tư vấn và công chúng về Di sản Thế giới và Công ước.
29. Các hoạt động này tuân theo các quyết định và mục tiêu chiến lược của Ủy ban và các nghị quyết của Đại hội đồng các quốc gia thành viên và được tiến hành với sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tư vấn.
I.G       Các cơ quan tư vấn cho Ủy ban Di sản Thế giới
30. Các cơ quan tư vấn cho Ủy ban Di sản Thế giới là ICCROM (Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và phục hồi di sản văn hóa), ICOMOS (Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ) và IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế). (Điều 8 (3) của Công ước Di sản thế giới)
31. Vai trò của các cơ quan tư vấn là:
a) tư vấn việc thực hiện Công ước Di sản Thế giới theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn; (Điều 13(7) của Công ước Di sản thế giớiQuyết định 39 COM 11)
b) giúp Ban Thư ký trong việc chuẩn bị tài liệu cho Ủy ban, tài liệu dùng cho chương trình họp của Ủy ban và việc thực hiện các quyết định của Ủy ban;
c) hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chiến lược toàn cầu về tính đại diện, cân bằng và đáng tin cậy của danh sách di sản thế giới, Chiến lược nâng cao năng lực di sản thế giới, báo cáo định kỳ và tăng cường sử dụng hiệu quả Quỹ Di sản Thế giới
d) theo dõi tình trạng bảo tồn các di sản thế giới (bao gồm thông qua các nhiệm vụ Giám sát phản ứng theo yêu cầu của Ủy ban và các phái đoàn tư vấn theo lời mời của các quốc gia thành viên) và xem xét các yêu cầu hỗ trợ quốc tế; (Điều 14 (2) của Công ước Di sản thế giới)
e) Đối với ICOMOS và IUCN, đánh giá các di sản được đề cử để ghi vào Danh sách Di sản Thế giới, tham khảo ý kiến và đối thoại với các quốc gia đề cử và xây dựng báo cáo đánh giá cho Ủy ban;
f) tham dự các cuộc họp của Ủy ban Di sản Thế giới và Cục với tư cách tư vấn. (Điều 8 (3) của Công ước Di sản thế giới)
ICOMOS
32. ICOMOS (Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Charenton-le-Pont, Pháp. Được thành lập vào năm 1965, vai trò của tổ chức này là thúc đẩy việc áp dụng lý thuyết, phương pháp luận và kỹ thuật khoa học vào việc bảo tồn di sản kiến trúc và khảo cổ học. Công việc này dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Quốc tế năm 1964 về Bảo tồn và Phục hồi Di tích và Di chỉ (Hiến chương Venice). (ICOMOS, 11 rue du Séminaire de Conflans, 94220 Charenton-le-Pont, France Tel: +33 (0)1 41 94 17 59      Fax: +33 (0)1 48 93 19 16 E-mail: secretariat@icomos.org                         http://www.icomos.org)
33. Vai trò cụ thể của ICOMOS liên quan đến Công ước đó là đánh giá các di sản được đề cử để ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới, theo dõi tình trạng bảo tồn di sản văn hóa thế giới, xem xét các yêu cầu hỗ trợ quốc tế do các quốc gia thành viên đệ trình, cung cấp nguồn lực đầu vào và hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực.
IUCN
34. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế được thành lập vào năm 1948. Tổ chức này tập hợp các chính phủ quốc gia, tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học trong quan hệ đối tác trên toàn thế giới. IUCN có trụ sở chính tại Gland, Thụy Sĩ. Nhiệm vụ của tổ chức nàytác động, khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng trên toàn thế giới bảo tồn tính toàn vẹn và đa dạng của thiên nhiên và đảm bảo rằng bất kỳ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nào đều công bằng và bền vững về mặt sinh thái. (IUCN - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, Rue Mauverney 28 CH-1196 Gland, Switzerland, Tel: + 41 22 999 0001         Fax: +41 22 999 0010, E-Mail: mail@hq.iucn.org, http://www.iucn.org)
35. Vai trò cụ thể của IUCN liên quan đến Công ước bao gồm: đánh giá các di sản được đề cử để ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới, theo dõi tình trạng bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới, xem xét các yêu cầu hỗ trợ quốc tế do các quốc gia thành viên đệ trình, cung cấp nguồn lực đầu vào và hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực.
I.H       Các tổ chức khác
36. Ủy ban có thể kêu gọi các tổ chức quốc tế và phi chính phủ khác có năng lực và chuyên môn phù hợp để hỗ trợ thực hiện các chương trình và dự án của mình, bao gồm cả các nhiệm vụ Giám sát phản ứng. (Quyết định 39 COM 11)
I.I        Các đối tác trong việc bảo vệ di sản thế giới
37. Việc hợp tác được củng cố bởi việc ra quyết định một cách toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm để đề cử, quản lý và giám sát đóng một vai trò quan trọng trong cung cấp một đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ các di sản thế giới và thực hiện Công ước. (Quyết định 43 COM 11)
38. Đối tác trong việc bảo vệ và bảo tồn Di sản thế giới có thể là những cá nhân và các bên liên quan khác, đặc biệt là cộng đồng địa phương, những người bản địa, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tư nhân và chủ sở hữu có quan tâm và muốn tham gia vào việc bảo tồn và quản lý Di sản thế giới. (Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Quyền của người bản địa (2007) và Quyết định 39 COM 11)
I.J        Các công ước, khuyến nghị và các chương trình khác
39. Ủy ban Di sản Thế giới công nhận lợi ích của việc phối hợp chặt chẽ hơn với các chương trình khác của UNESCO và các công ước có liên quan. Để biết danh sách các công cụ, quy ước và chương trình bảo tồn toàn cầu có liên quan, xem mục 44.
40. Ủy ban Di sản Thế giới với sự hỗ trợ của Ban Thư ký sẽ đảm bảo sự phối hợp và chia sẻ thông tin thích hợp giữa Công ước Di sản Thế giới và các công ước, chương trình và các tổ chức quốc tế khác có liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa - thiên nhiên.
41. Ủy ban có thể mời đại diện của các cơ quan liên chính phủ theo các công ước liên quan tham dự các cuộc họp với tư cách là quan sát viên. Cũng có thể chỉ định một đại diện để quan sát các cuộc họp của các cơ quan liên chính phủ khác khi nhận được lời mời.
42. Các công ước và chương trình toàn cầu được lựa chọn liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên
Các công ước và chương trình của UNESCO
Công ước bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp có vũ trang
 Công ước về việc cấm và ngăn chặn nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển quyền sở hữu bất hợp pháp di sản văn hóa (1970)
http://www.unesco.org/new/en/culture/themes/illicit-trafficking-of-cultural-property/1970-convention
Công ước liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972)
https://whc.unesco.org/en/conventiontext
Công ước bảo vệ di sản văn hóa dưới nước (2001)
https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000126065
Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003)
https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000132540
Công ước về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa (2005)
https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000142919
Chương trình Khoa học Địa chất và Công viên Địa chất Quốc tế (IGGP)
http://www.unesco.org/new/en/natural-sciences/environment/earth-sciences/international-geoscience-and-geoparks-programme/
Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP)
https://en.unesco.org/themes/water-security/hydrology
Các công ước khác
Ủy ban quốc tế về săn bắt cá voi (IWC) (1946)
https://iwc.int
Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) (1951)
https://www.ippc.int
Công ước quốc tế về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt là môi trường sống của chim nước (Ramsar) (1971)
http://www.ramsar.org
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) (1973)
http://www.cites.org
Công ước về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (CMS) (1979)
http://www.cms.int
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) (1982)
https://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/convention_overview_convention.htm
Công ước về đa dạng sinh học (1992)
http://www.cbd.int
UNIDROIT Công ước về các đối tượng văn hóa bị đánh cắp hoặc xuất khẩu bất hợp pháp (Rome, 1995)
https://www.unidroit.org/cultural-property#Convention1995
Khung công ước của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (New York, 1992)
http://unfccc.int  
 
Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật cho thực phẩm và nông nghiệp (2001)http://www.fao.org/plant-treaty/en/
 
 

 

 

 


 
 
 1. Các nhiệm vụ giám sát phản ứng là một phần của báo cáo theo luật định của Ban Thư ký và các cơ quan tư vấn cho Ủy ban Di sản Thế giới về tình trạng bảo tồn cụ thể của các di sản đang bị đe dọa (xem trang 169). Ban thư ký được Ủy ban Di sản Thế giới yêu cầu xác định, tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên có liên quan về tình trạng của di sản, các nguy cơ đối với di sản và tính khả thi của việc khôi phục đầy đủ di sản hoặc đánh giá tiến độ thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cáo lại cho Ủy ban về kết quả của nhiệm vụ (xem trang 176.e). Các điều khoản tham chiếu của các nhiệm vụ giám sát phản ứng được đề xuất bởi Trung tâm Di sản Thế giới, phù hợp với quyết định được Ủy ban Di sản Thế giới thông qua, và được củng cố với sự tham vấn ý kiến của các quốc gia và các cơ quan tư vấn có liên quan. Chuyên gia đảm nhận cho các nhiệm vụ này sẽ không phải là công dân của quốc gia nơi di sản được đặt. Tuy nhiên, khuyến khích các chuyên gia đến từ cùng một khu vực với quốc gia có di sản đó. Chi phí của các nhiệm vụ Giám sát phản ứng do Quỹ Di sản Thế giới chi trả.
Các nhiệm vụ tư vấn không phải là một phần của các quy trình theo luật định và không bắt buộc, vì việc này được các quốc gia thành viên tự nguyện thực hiện và phụ thuộc vào đánh giá của các quốc gia thành viên có nhu cầu. Nhiệm vụ tư vấn được hiểu là nhiệm vụ tư vấn chuyên môn cho một quốc gia về những vấn đề cụ thể như là việc cung cấp hỗ trợ và tư vấn "thượng tâng" về việc xác định các địa điểm, Danh sách dự kiến hoặc đề cử các địa điểm để ghi danh trong Danh sách Di sản Thế giới hoặc có thể liên quan đến tình trạng bảo tồn tài sản và cung cấp lời khuyên trong việc đánh giá tác động có thể có của một dự án phát triển lớn đối với Giá trị phổ quát nổi bật của di sản, tư vấn trong việc chuẩn bị / sửa đổi kế hoạch quản lý hoặc trong tiến trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ cụ thể, v.v. Các điều khoản tham chiếu của các nhiệm vụ tư vấn được đề xuất bởi chính quốc gia đó và được củng cố bằng sự tham khảo ý kiến của Trung tâm Di sản Thế giới và các Hội đồng Tư vấn có liên quan, các tổ chức hoặc chuyên gia khác. Chuyên gia đảm nhiệm cho các nhiệm vụ này cũng sẽ không phải là công dân của quốc gia nơi tài sản được đặt. Tuy nhiên, cũng khuyến khích các chuyên gia đến từ cùng một khu vực với quốc gia có di sản đó. Toàn bộ chi phí của nhiệm vụ tư vấn do quốc gia mời tư vấn phụ trách, trừ trường hợp quốc gia đó đủ điều kiện nhận hỗ trợ quốc tế hoặc có kinh phí từ ngân sách dung cho các nhiệm vụ tư vấn đã được phê duyệt theo Quyết định 38 COM 12.
 
 
 

Trung tâm Di sản Thế giới - chuyển ngữ Xuân Minh

các tin khác